Cách bổ sung nước có lợi cho sức đề kháng phòng chống virus corona trong ngày đông lạnh

Vào mùa đông cơ thể chỉ cần mất đi 5% nước mà không được bổ sung kịp thời thì da sẽ bị nhăn nheo, cơ bắp cũng mềm yếu, trao đổi chất bị ngưng trệ, con người có cảm giác mệt mỏi… thậm chí còn phát sinh rất nhiều bệnh tật nghiêm trọng khác.

Nhiều người vẫn nghĩ rằng mùa đông lạnh khiến cơ thể không bị mất nước, ra mồ hôi nhiều như mùa hè. Tuy nhiên, trên thực tế con người vẫn bị mất nước trong khoảng thời gian này.

Theo các chuyên gia y tế, một người khoẻ mạnh có lượng nước chiếm 60-70% trọng lượng cơ thể. Vào mùa đông tuy cơ thể ít ra mồ hôi nhưng ở một người trưởng thành vẫn có khoảng 600 ml nước mất đi qua da. Theo lý giải của chuyên gia này, trong quá trình hô hấp, hai lá phổi thu nạp khí ôxy, thải ra CO2 phải giữ cho bề mặt ẩm ướt, mỗi ngày chỉ riêng việc này cũng làm cho cơ thể mất đi khoảng 500 ml nước.

cach-bo-sung-nuoc-co-loi-cho-suc-de-khang-phong-chong-virus-corona-trong-ngay-dong-lanh

Nên uống nước ấm khoảng 25-30 độ C để tốt cho sức khỏe

Bên cạnh đó, việc tiêu hao nước hàng ngày còn qua đường tiểu tiện. Trung bình mỗi ngày lượng nước cơ thể đào thải khoảng 2500 ml, trong khi đó chỉ có khoảng 1000 ml nước được bù đắp từ các thực phẩm ăn vào, 300 ml nước có được thông qua quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, khoảng 1200 ml nước còn lại bắt buộc phải nhờ vào việc ăn uống.

Bác sĩ khuyến cáo, vào mùa đông cơ thể chỉ cần mất đi 5% nước mà không được bổ sung kịp thời thì da sẽ bị nhăn nheo, cơ bắp cũng mềm yếu, trao đổi chất bị ngưng trệ, con người có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, váng đầu, thậm chí còn phát sinh rất nhiều bệnh tật nghiêm trọng khác.

Bổ sung nước đúng cách trong mùa đông lạnh

Vào mùa lạnh, tốt nhất bạn nên uống nước ấm khoảng 25-30 độ C. Nước ấm rất có lợi cho cơ thể. Nó giúp tăng quá trình trao đổi chất, nhờ đó mà hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra, uống nước ấm còn có thể ngăn ngừa lão hóa và làm lành các tế bào đang tổn thương.

Khi uống nước nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ. Không nên uống quá nhiều trong một thời điểm mà chia ra nhiều lần nhỏ trong ngày để uống:

cach-bo-sung-nuoc-co-loi-cho-suc-de-khang-phong-chong-virus-corona-trong-ngay-dong-lanh
 

Thức dậy vào buổi sáng

Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng trong y học hiện đại, việc uống một cốc nước lọc vào buổi sáng ngay khi vừa thức dậy có thể ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm. Trải qua giấc ngủ sau 1 đêm, cơ thể đã mất đi một lượng nước nhất định. Do vậy việc cung cấp nước cho cơ thể ngay khi thức giấc sẽ giúp bù đắp lượng nước đã mất, đồng thời giúp bài tiết, thải độc và tăng cường lưu thông máu hiệu quả.

Từ 9 giờ - 11 giờ sáng

Trong thời gian làm việc, đừng quên uống nước. Trong thời gian này, hoạt động thể chất của chúng ta sẽ tăng đáng kể, nhu cầu được cung cấp nước cũng tăng lên. Nhiều người muốn giảm nhu cầu đi vệ sinh nên đã lựa chọn uống ít nước và điều này thật sự không tốt cho sức khỏe.

Khoảng một giờ sau bữa ăn

Sau khi ăn, bổ sung nước đúng cách có thể giúp chúng ta tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, độ nhớt của máu sau mỗi bữa ăn sẽ tăng lên rất cao. Vì vậy, hãy căn thời điểm 1 giờ sau khi ăn để uống 1 cốc nước vừa giúp ích cho đường ruột lại làm giảm độ nhớt của máu, rất có lợi cho sức khỏe.

Uống trước khi ngủ

Uống nước trước khi đi ngủ có tốt không là câu hỏi nhiều người quan tâm. Đa số mọi người lo uống nước trước khi đi ngủ sẽ khiến ngủ không ngon giấc do phải đi vào nhà vệ sinh lúc nửa đêm.

Song, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trước khi đi ngủ uống một cốc nước hoặc lượng vừa đủ có thể giúp cơ thể ngậm nước, đốt cháy calo, loại bỏ độc tố và giúp bạn ngủ ngon hơn.

cach-bo-sung-nuoc-co-loi-cho-suc-de-khang-phong-chong-virus-corona-trong-ngay-dong-lanh

Ảnh: Ecomedic

Theo GiaDinh