Ca nhiễm COVID-19 thứ 204 ở Việt Nam là bé trai 10 tuổi

6h sáng ngày 31.3, Bộ Y tế công bố ghi nhận thêm 01 ca mắc COVID-19 là bé trai 10 tuổi ở TP.HCM. Như vậy đến thời điểm này, Việt Nam có 204 ca bệnh.

ca-nhiem-covid-19-thu-204-o-viet-nam-la-be-trai-10-tuoi

Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ

BN 204: nam, quốc tịch Việt Nam, 10 tuổi, có địa chỉ tại phường Cát Lái, Quận 2, TP.HCM

Bệnh nhân đi từ Praha (CH Czech) tới Istabul (Thổ Nhĩ Kỳ) trên chuyến bay TK 1770 của Turkish Airlines, số ghế 20B vào ngày 14.03 và từ Istanbul-Thổ Nhĩ Kỳ lên chuyến bay số hiệu TK162, số ghế 16K về tới Việt Nam ngày 15.3.2020 (cùng chuyến bay với BN83).

Khi nhập cảnh, BN204 không có biểu hiện triệu chứng, được chuyển cách ly tập trung tại khu cách ly Trường Quân sự Quân khu 7, Quận 12, TP.HCM.

Kết quả xét nghiệm ngày 18.03.2020 là âm tính với SARS-CoV-2.

Trong suốt thời gian cách ly, bệnh nhân không có sốt, nhưng người ở cùng phòng cho biết bệnh nhân có hắt hơi từ ngày 18.03.2020.

Ngày 27.3 bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ

Như vậy, đến thời điểm này, Việt Nam ghi nhận 204 ca mắc COVID-19, trong đó 55 ca đã khỏi bệnh/xuất viện (riêng ngày 30.3, có 30 ca bệnh khỏi bệnh, trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là 27 ca, Bệnh viện Củ Chi- TP.HCM là 3 ca)

149 bệnh nhân còn lại đang được cách ly, điều trị tại 22 cơ sở y tế. Đa số các bệnh nhân đều trong tình trạng sức khoẻ ổn định.

Về diễn tiến sức khỏe các bệnh nhân nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, thông tin từ Tiểu Ban Điều trị cho biết, các bệnh nhân đã có tiến triển tốt hơn:

- Bệnh nhân số 26 đã bỏ máy thở, rút Nội khí quản;

- 3 bệnh nhân còn lại tình trạng ổn định, (trong đó có 1 ca ECMO và 2 ca thở máy) tiến triển tốt lên.

Tiểu Ban Điều trị cho biết, liên tục trong những ngày qua, các bác sĩ của Bệnh viện cùng các chuyên gia đầu ngành trong Tổ chuyên gia của Bộ Y tế đã hội chẩn, nỗ lực chăm sóc và điều trị nên hiện tại có nhiều bệnh nhân sức khoẻ tiến triển tốt lên.

PV

Theo Motthegioi

-------------

Xem thêm:

Bác sĩ Nhi giải đáp một loạt thắc mắc cho cha mẹ về việc chăm con trong mùa dịch COVID-19

 

Có nhiều câu hỏi được đặt ra là làm sao bảo vệ trẻ em trong thời dịch bệnh hoành hành. Cho dù trẻ con thường bệnh nhẹ hơn so với người lớn, nhưng lại có thể là nguồn lây nhiễm cho người lớn và người già trong gia đình, nên cũng phải rất cẩn thận.

bac-si-nhi-giai-dap-mot-loat-thac-mac-cho-cha-me-ve-viec-cham-con-trong-mua-dich-covid-19

Trong tình hình Bộ Y tế khuyến cáo mọi người hạn chế ra ngoài khi không có việc thực sự cần thiết như hiện nay, bác sĩ Nhi khoa Trương Hoàng Hưng, hiện đang công tác tại bang Texas (Hoa Kỳ) đã giải đáp một số thắc mắc cho các bố mẹ có con nhỏ để biết cách bảo vệ an toàn cho sức khỏe của trẻ tốt hơn:

Trẻ có thể chơi với bạn bè không? - Không!

Trong thời điểm này để làm chậm dịch, chúng ta phải thực hiện cách ly vật lý (social distance), có nghĩa là giữ khoảng cách ít nhất 2m với bất cứ người nào không phải trong gia đình. Trẻ con nhiễm bệnh thường nhẹ, nhưng khi mắc bệnh là nguy cơ cao lây nhiễm cho các người khác trong gia đình, đặc biệt người già yếu, có bệnh nền.

bac-si-nhi-giai-dap-mot-loat-thac-mac-cho-cha-me-ve-viec-cham-con-trong-mua-dich-covid-19

Trẻ cũng cần giữ khoảng cách với bất cứ người nào không phải trong gia đình.

Trẻ có thể chơi ở sân chơi không? - Không!

Ở sân chơi công cộng, rất khó để giữ khoảng cách an toàn giữa các trẻ. Ngoài ra các dụng cụ, đồ chơi trong công viên không được khử trùng và được rất nhiều người chạm vào. Virus COVID-19 có thể sống vài ngày trên bề mặt dụng cụ nên không an toàn. Sân chơi gia đình thì an toàn thoải mái.

Bạn có thể đi dạo không? - Có!

Bạn vẫn có thể đi dạo xung quanh, trong công viên, chỉ cần bạn giữ khoảng cách an toàn với người xung quanh, không chạm vào các thứ xung quanh, rửa tay khi về nhà.

Tuy nhiên nếu bạn đang trong thời gian cách ly vì có nguy cơ mắc bệnh hoặc có bệnh, bạn nên có một phòng riêng, dùng phòng vệ sinh riêng, rửa tay trước và sau khi có tiếp xúc với người nhà, dù là chỉ đưa một đĩa thức ăn. Bạn cũng nên đeo khẩu trang trong nhà và khi ra ngoài nhằm hạn chế nguy cơ lây lan.

Bạn có nên tiếp tục cho gia sư, người dọn dẹp, người giữ trẻ tới nhà không? - Không!

Đây là vi phạm quy tắc cách ly vật lý và có nguy cơ nhiễm bệnh. Nên chuyển sang học online tại nhà. Gia đình cùng nhau dọn dẹp nhà cửa. Các bạn phải gửi con đi làm, phải rất cẩn thận vì các nơi giữ trẻ có thể là nguồn lây nhiễm.

bac-si-nhi-giai-dap-mot-loat-thac-mac-cho-cha-me-ve-viec-cham-con-trong-mua-dich-covid-19

Nếu phải gửi con đi làm, phải rất cẩn thận vì các nơi giữ trẻ có thể là nguồn lây nhiễm.

Bạn có nên đi mua sắm vật dụng thiết yếu, thuốc men, thức ăn hay không?

Nếu bạn không trong diện đang cách ly thì có thể đi mua sắm những thứ thiết yếu. Nên hạn chế số lần phải đi, nhưng không nên mua trữ quá nhiều. Nên đi giờ vắng người, lau chùi tay nắm xe đẩy với giấy khử trùng, đi càng nhanh càng tốt, xong thì rửa tay với cồn, về nhà thì rửa tay sạch sau khi xử lý các món vừa mua. Nhớ giữ khoảng cách với người xung quanh.

Có nên đến phòng tập thể dục không? - Không!

Phòng tập thể dục là nơi rất dễ lây lan, cùng lý do với sân chơi trẻ em.

Nên tập các môn có thể dục tại nhà, hay một mình như chạy bộ.

Có nên đặt hàng hóa, thức ăn giao đến tận nhà không? Nên cẩn thận!

Tuy nguy cơ thấp, nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm nếu người giao hàng đang có bệnh và chạm vào hàng hoá và để lại mầm bệnh trên bề mặt và có khả năng sống trên đó tới 2-3 ngày. Bạn có thể yêu cầu người giao hàng để trước cửa nhằm giữ khoảng cách an toàn. Sau khi nhận hàng và xử lý, nhớ rửa tay cẩn thận.

bac-si-nhi-giai-dap-mot-loat-thac-mac-cho-cha-me-ve-viec-cham-con-trong-mua-dich-covid-19

Có nên đưa trẻ đi khám bệnh không? - Vẫn đi nếu thật cần thiết!

Khi dịch COVID-19 hoành hành thì con bạn vẫn có thể bị bệnh, vẫn phải chích ngừa, nên vẫn phải đi khám nếu thật cần thiết. Tuy nhiên tuỳ theo điều kiện phòng khám mà có các biện pháp giảm thiểu nguy cơ khác nhau.

Các trường hợp có triệu chúng thường được khám trong khoảng giờ nhất định, một khu cố định trong phòng khám, hoặc ngay cả chọn riêng một phòng khám nếu có nhiều phòng khám. Phòng chờ thường được chia ra làm hai, phòng khám cũng chia làm hai.

Các bệnh có nguy cơ thường được cho vào 1-2 phòng dành riêng, nhân viên sẽ áp dụng các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Chú ý liên hệ bác sĩ tái khám nếu con bạn hay bạn có các bệnh mãn tính, đừng để vì COVID-19 mà làm bệnh của mình và của con mất kiểm soát.

Theo BS Hung Truong (Báo Dân Sinh)

------------

Xem thêm:

+Thủ tướng: Truy tìm thần tốc 2000 người liên quan ổ dịch BV Bạch Mai, cấm lợi dụng Covid-19 để bán bảo hiểm

+Thế giới khát bộ test COVID-19, doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất không kịp thở

+Xác định rõ nguồn lây chính COVID-19 ở Bệnh viện Bạch Mai

--------