BS cảnh báo: Căn bệnh "khó nói" đang âm thầm tấn công sức khỏe giới văn phòng

Những người làm việc trong các văn phòng hiện nay đều đứng trước những nguy cơ cao về sức khỏe, đặc biệt có những căn bệnh tấn công bạn rất bất ngờ. Hãy tham khảo để phòng tránh.

Bệnh táo bón đang âm thầm "tấn công" sức khỏe và tâm trạng của giới văn phòng

Tại sao nhân viên văn phòng dễ bị táo bón? Cuối cùng thì một nghiên cứu mới cũng đã đưa ra những thông điệp quan trọng về nguyên nhân, và đây là căn bệnh thực sự liên quan đến bữa ăn sáng mà nhiều người không hề để ý.

Hôm nay bạn đã ăn sáng món gì? Một câu hỏi đã được các chuyên gia sức khỏe đưa ra để làm khảo sát sức khỏe đối với giới làm việc trong các văn phòng. Kết quả rất bất ngờ.

Một trong những căn bệnh phổ biến ở nhóm người này chính là táo bón.

Tại sao dân văn phòng lại có tỉ lệ mắc bệnh táo bón cao, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự liên quan chặt chẽ đến việc ăn sáng của họ.

BS cảnh báo: Căn bệnh
 

Vậy, chúng ta nên làm gì để ngăn ngừa táo bón? Hãy xem câu trả lời sau đây để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Nghiên cứu trên đã đặt câu hỏi khảo sát gửi tới 1.311 nhân viên văn phòng hơn 25 tuổi tại Trung Quốc, những triệu chứng được hỏi dựa vào tần suất đi đại tiện 4 ngày/lần, phải dùng sức khi đại tiện, đại tiện ra phân khô, vón cục, cứng, các cảm xúc tâm lý diễn ra trong tuần.

Kết quả khảo sát cho thấy rằng, có hơn 5% nhân viên văn phòng bị táo bón thường có tâm trạng cáu kỉnh, khó chịu khi làm việc. Nhóm người này có một bữa sáng thiếu chất xơ, chủ yếu là bánh mì, bánh trứng, đồ ăn tinh bột.

Có tới hơn 5% nhân viên văn phòng bị táo bón nặng, trong số đó có tới hơn 33,3% có xu hướng trầm cảm, tỉ lệ này ở người không bị táo bón là 17,6%. Có tới 25,6% người bị táo bón ở mức nặng hơn thì có mức độ buồn bã tăng, cảm xúc mệt mỏi, nặng nề.

BS cảnh báo: Căn bệnh
 

Cách làm giảm các triệu chứng khi bị táo bón

1, Không thức đêm

Nếu bạn thức khuya làm việc như một con cú, không cân bằng được thời gian làm việc và nghỉ ngơi sẽ khiến cho đồng hồ sinh học của cơ thể bị rối loạn, từ đó rối loạn chức năng hệ thần kinh tự trị, kết cục cuối cùng là mắc táo bón, đây là điều không đáng phải ngạc nhiên.

2, Đừng thường xuyên "nhịn"

Trong thực tế, cơ thể bình thường sẽ hoạt động đều đặn, đường ruột vận hành nhịp nhàng từ đầu vào đến đầu ra. Từ đó, mỗi ngày, bạn ăn vào, rồi bạn lại đi đại tiện. Nếu như dù lý do công việc hoặc lười, bạn tạo cho mình thói quen nhịn đi ngoài, lâu ngày, cơ thể bạn sẽ mất phản xạ.

Sau mỗi lần bạn nhịn đi vệ sinh, cơ thể lại tăng thời gian nhắc nhở tới bạn, lâu hơn, cơ thể sẽ ngừng nhắc nhở, khiến bạn không có thói quen đi đại tiện hàng ngày, khiến cho triệu chứng táo bón phát triển và nặng dần.

Mỗi ngày, đại tràng lại hút hết nước trong phân, thẩm thấu vào đường ruột, khiến phân trở nên khô cứng hơn, càng khó thải ra ngoài một cách tự nhiên.

BS cảnh báo: Căn bệnh
 

3, Đừng "mê đọc" trong nhà vệ sinh

Có một số người có thói quen mang sách báo hay điện thoại vào nhà vệ sinh để đọc. Việc này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, càng ngồi đọc, bạn càng ở lâu trong nhà vệ sinh, kéo dài thời gian đại tiện, từ đó gây áp lực không cần thiết lên hậu môn, dẫn đến táo bón, trĩ, và các bệnh khác.

4, Không được "lười biếng"

Nhu động ruột không chỉ đòi hỏi sự kích thích của phân, mà còn là sự hỗ trợ của các lực lượng bên ngoài. Cuộc sống càng hiện đại thì càng có nhiều người làm việc trong văn phòng, họ ngồi lâu dài từ ngày này qua ngày khác và ít vận động, thiếu các hoạt động thể dục thể thao.

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến làm chậm nhu động ruột, cơ bắp suy nhược, sức ép lên thành bụng giảm nhẹ, từ đó khiến cho hoạt động của đường ruột không đủ mạnh, rất dễ bị táo bón.

5, Không được ăn vặt tùy tiện

Những người làm việc trong văn phòng thường có thói quen ăn vặt tùy hứng. Họ ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán, tất cả các loại thịt, hương vị, dầu mỡ, thực phẩm làm sẵn, bánh kẹo… Những món đồ ăn sẵn thuộc nhóm trên sẽ ảnh hưởng đến chức năng hấp thụ và tiêu hóa.

Không những thế, đây chủ yếu là những món ăn có tính nóng, khô, gây tổn thương tuyến nước bọt, bị háo nước, có thể gây ra táo bón khô ruột. Do đó, duy trì chế độ ăn uống cân bằng và ánh sáng và tiêu hóa có hiệu quả có thể ngăn ngừa và cải thiện táo bón.

6, Sử dụng hợp lý các loại thuốc

Để điều trị chứng táo bón, bạn không được lạm dụng thuốc nhuận tràng. Bạn có thể chọn một loại thuốc Đông y nhẹ hơn hoặc một loại thuốc được sản xuất từ nguyên liệu thảo dược.

Một số các vị thuốc Đông y liên quan đến liệu trình điều trị táo bón cần có như hà thủ ô, nha đam, quyết minh tử, câu kỷ tử, nhân sâm, bạch truật…

Bí quyết điều trị bệnh nằm ở nguyên tắc làm "thông" ruột. Những vị thuốc này không chỉ giúp nhuận tràng, mà còn có thể diệt giun sán, thải bớt độc tố, dưỡng âm, ích khí… Từ đó có thể cải thiện tình trạng táo bón, nâng cao khả năng đại tiện thuận lợi hơn.

Theo Trí thức trẻ