Bột mì ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm không ngờ

Bột mì cũng là loại thực phẩm ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm gây bệnh cho con người như E. coli, salmonella, listeria.

Nhiều người vẫn nghĩ bột mì được đóng gói là loại thực phẩm sạch không chứa vi khuẩn nhưng thực tế nó có thể tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm không ngờ. Trong thực tế, bột mì đặc biệt là bột mì trắng có vẻ được xử lý cao tinh khiết và rất tốt, nó thậm chí có thể được sàng lọc.

bot-mi-an-chua-nhieu-loai-vi-khuan-nguy-hiem-khong-ngo

Bột mì có thể mang mầm bệnh nguy hiểm. Ảnh: FSN 

Nhưng động vật có thể mang vi khuẩn E. coli, salmonella, listeria và các mầm bệnh khác có thể gây ô nhiễm thực phẩm của con người thông qua nhiều con đường. Và lúa mì cũng hoàn toàn có thể nhiễm những loại vi khuẩn này từ động vật.

Từ cánh đồng lúa mì đến thành phẩm, phần lớn bột mì không được xử lý để tiêu diệt vi khuẩn vi sinh như E. coli, Salmonella và Listeria. Sau khi các cánh đồng được thu hoạch và hạt lúa mì được đưa đến một nhà máy, chúng được làm sạch, xay xát và sau đó rây. Mục tiêu của quá trình này là loại bỏ lớp ngoài của nhân gì và nghiền nội nhũ bên trong thành bột. Xay xát là một quá trình cơ học đơn giản không giải quyết được mầm bệnh vi khuẩn.

Nhiều quan điểm cho rằng hiếm khi con người sử dụng bột mì sống và nó thường được dùng để chế biến các món qua quá trình nhiệt nên có thể tiêu diệt vi khuẩn. Tuy vậy nó vẫn có thể khiến con người nhiễm bệnh.

Vào năm 2009, bột cookie Nestle đóng gói sẵn có liên quan đến các bệnh do thực phẩm gây ra ở 77 người. Trong đợt bùng phát đó, 35 người phải nhập viện và 10 người bị suy thận. Lúc đầu, thủ phạm có khả năng là trứng. Nhưng các nhà nghiên cứu sau đó đã chỉ ra bột mì. Điều đó đã khiến Nestle chuyển sang sử dụng bột được xử lý nhiệt cho bột bánh quy đông lạnh.

Năm 2015, General Mills đã thu hồi 45 triệu tấn bột và các công ty khác đã ban hành lệnh thu hồi thứ cấp vì họ đã sử dụng bột để sản xuất thực phẩm. Các sản phẩm trong vụ thu hồi là các sản phẩm từ hỗn hợp bánh mì và bánh kếp. Ít nhất 46 người, 13 người trong số người sử dụng đã nhiễm bệnh và cần nhập viện.

Mới gần đây, kể từ ngày 11 tháng 7 năm 2019, bột bị nhiễm vi khuẩn E. coli O26 đã làm 21 người mắc bệnh từ 9 tiểu bang ở Hoa Kỳ. Tình trạng người nhiễm bệnh bắt đầu vào các ngày từ ngày 11 tháng 12 năm 2018 đến ngày 21 tháng 5 năm 2019. Người bị bệnh có độ tuổi từ 7 đến 86, với độ tuổi trung bình là 24. 71% người bị bệnh là nữ. Không có trường hợp tử vong nào được báo cáo. Bằng chứng dịch tễ và phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng bột mì là nguồn có khả năng bùng phát.

Theo VietQ