Bị từ chối đăng kiểm nếu tài xế tự ý lắp thêm một số thiết bị lên ô tô

Việc lắp thêm đệm cao su giảm chấn, thiết bị cản trước hay thay đổi kích cỡ lốp đều có thể bị từ chối đăng kiểm nhưng thực tế nhiều tài xế không biết.

Việc lắp thêm những thiết bị hoặc đồ chơi vào xe có thể làm tăng nguy cơ rủi ro, tai nạn cao. Đặc biệt việc tự ý lắp thêm các thiết bị không đúng tiêu chuẩn còn có khả năng bị từ chối đăng kiểm. Vậy đâu là những thiết bị tài xế khôn nên lắp thêm vào cho xe ô tô.

Lắp thêm đệm cao su giảm chấn chỉ là vô nghĩa

Theo như quảng cáo của một số cửa hàng chuyên bán các thiết bị về ô tô, miếng đệm cao su có một số tính năng như: giảm xóc cho ô tô hiệu quả hơn, tạo sự cân bằng cho ô tô khi vào cua, tăng thêm chiều cao cho xe...

Thực tế, tài xế cần biết là mỗi chiếc xe đều được nhà sản xuất thiết kế tính toán kỹ lưỡng, ví như mỗi một lò xo cho từng dòng xe với việc chờ đủ trọng tải hoặc chưa đủ trọng tải đều khác nhau, có bao nhiêu vòng xoắn, mỗi vòng xoắn chịu bao nhiêu lực. 

Trong khi di chuyển qua đường xóc, giảm xóc sẽ bị ép lại thu hẹp chiều dài lò xo, các nấc xoắn lò xo sẽ rút ngắn khoảng cách và phân bổ đều khoảng cách với nhau.

Việc chèn miếng đệm cao su vào khoảng giữa của một mắt trong lò xo sẽ tăng được khoảng cách lên một chút. Tuy nhiên thì lực nén sẽ không đổi, do vậy lắp thêm bộ cao su giảm chấn là không có ý nghĩa cho việc giảm xóc.

bi-tu-choi-dang-kiem-neu-tai-xe-tu-y-lap-them-mot-so-thiet-bi-len-o-to

 Việc lắp thêm một số thiết bị lên ô tô có thể bị từ chối đăng kiểm, thậm chí còn gây nguy hiểm cho tài xế. Ảnh minh họa

Theo khảo sát, những bộ cao su chỉ có giá từ 300.000-1.000.000 đồng với 4 miếng cao su thường được lắp ở giữa để nhằm mục đích gia tăng khả năng giảm xóc cho ô tô.

Ô tô lắp đặt thêm bộ phận cao su giảm chấn cũng sai về quy định đăng kiểm. Các xe có xu hướng chở tải nặng thường lắp thêm bộ giảm chấn. Tuy nhiên, nguyên tắc khi sử dụng với mục đích tải trọng quá mức cho phép sẽ tác động vào xe là không hợp lý. Tài xế bắt buộc phải tháo bộ cao su khi đi đăng kiểm.

Lắp thêm cản trước, cản sau 

Theo nhiều xế tài thích chơi xe thì lắp thêm cản trước và cản sau ô tô cho ô tô sẽ tăng độ an toàn và tránh các hiện tượng trầy xước không đáng có cũng như tăng thêm nét sang trọng và phong cách cho xe, tuy nhiên lại không được luật pháp cho phép.

Nếu xe ô tô lắp thêm cản trước, cản sau hay giá nóc vượt quá kích thước hiện trạng của xe theo tỷ lệ lần lượt dài x rộng x cao là 4x3x4 cm sẽ bị từ chối đăng kiểm... Ngoài việc bị từ chối đăng kiểm, những xe tự lắp thêm khung/cản bảo vệ ô tô còn bị CSGT xử phạt vi phạm hành chính với lỗi tự thay đổi kết cấu.

Thay đổi kích cỡ lốp

Lốp xe là chi tiết tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. Bộ phận này đóng vai trò truyền lực kéo giúp xe di chuyển và hãm tốc khi phanh, nên phải đảm bảo độ bám. Ngoài ra, đây còn là bộ phận của hệ thống treo, đóng vai trò giảm chấn nên cũng phải có độ đàn hồi. Khi vận hành, chi tiết này còn chịu tải trọng, ma sát, mài mòn, nhiệt độ cao và áp suất cao.

Thông thường, trên hầu hết xe ô tô đều có nhiều thông số mâm lốp khác nhau được dán trên xe, ý nghĩa cho chúng ta biết được phạm vi kỹ thuật cho mâm lốp được thiết kế để sử dụng với chiếc xe đó. Tuy nhiên đơn vị đăng kiểm chỉ dựa trên hồ sơ kỹ thuật ban đầu mà hãng xe cung cấp khi đăng kiểm mới cho xe.

Việc thay đổi kích cỡ lốp hoặc mâm xe có thể khiến cho chủ xe bị từ chối đăng kiểm. Theo tin tức pháp luật, chủ xe còn có thể gặp rắc rối như bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng (khoản 3 và khoản 7 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) hoặc sẽ không được bảo hiểm bồi thường nếu có tai nạn xảy ra.

Xe kinh doanh vận tải không có hộp đen

Các xe kinh doanh dịch vụ vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình (hộp đen), nếu không lắp thiết bị này sẽ bị chặn đăng kiểm gồm: Xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe buýt và xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Những mẫu xe này nếu không lắp hộp đen thì sẽ bị từ chối đăng kiểm.

Theo VietQ