Bí quyết tránh đạp nhầm chân ga và kỹ năng lùi xe an toàn

Thầy giáo dạy lái xe ô tô lâu năm mách nước kỹ năng lùi xe an toàn và bí quyết tránh đạp nhầm chân ga để tránh các vụ tai nạn thương tâm

Thời gian vừa qua, trên cả nước xảy ra rất nhiều vụ tai nạn thương tâm, hậu quả của các vụ tai nạn đó để lại nhiều hệ lụy cho nạn nhân, gia đình và cho xã hội.

Trước rất nhiều băn khoăn của lái xe, đặc biệt đối với lái xe nữ về việc lùi xe thế nào cho an toàn, và có bí quyết nào để tránh đạp nhầm vào chân ga trong các tình huống khẩn cấp để tránh các vụ tai nạn giao thông không đáng có. Để giải đáp thông tin trên, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Mạnh Hùng – Giảng viên dạy lái xe, Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I – Bộ Công an.

Ông Hùng nhận định: “Khi lùi xe người lái không trực tiếp quan sát được các vật phía sau, người lái chủ yếu quan sát qua 3 gương chiếu, các gương trên xe các vị trí khác nhau. Người lái xe muốn nhìn bên phải thì phải quan sát gương bên phải, nhìn gương bên trái quan sát gương bên trái, nhìn phía sau quan sát gương phía trên, phía sau xe có 2 điểm mù góc xe, đuôi xe cao lên. Do vậy, khi lùi xe quan sát gặp rất nhiều khó khăn, không nhìn được tổng thể phía sau là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn.

bi-quyet-tranh-dap-nham-chan-ga-va-ky-nang-lui-xe-an-toan

Giảng viên Nguyễn Mạnh Hùng (phải) cùng học viên

Từ nhận định trên, ông Hùng chỉ rõ các nguyên nhân cơ bản có thể dẫn tới các vụ tai nạn như: Người lái xe dùng chất kích thích, nhầm chân ga, phanh, dùng giầy cao gót khi lái xe. Bên cạnh đó có thể do địa hình nhỏ hẹp, gồ ghề, nơi có độ dốc cao hơn đường, hố ga, tay lái mới đi ra phố bị tác động tâm lý khi bị người tham gia giao thông thúc giục. Và cũng có thể lái xe thích thể hiện, do trẻ em nghịch, hoặc người điều khiển xe chuyển nhầm số lùi, kể cả lạ xe chưa quen…

Để lái xe an toàn, và là người có văn hóa khi tham gia giao thông, ông Hùng đưa ra công thức khi tham gia giao thông phải mà lái xe phải tuyệt đối lưu ý, để tránh những vụ tai nạn xảy ra đáng tiếc không đáng có đó là, Chủ quan + Vội + Ẩu = Chết người.

Khi lái xe trên đường, người lái xe không được chủ quan. Việc chủ quan thường rơi vào những lái xe có nhiều kinh nghiệm, lái giỏi dẫn đến tự tin quá mức rằng mình có thể làm chủ trong mọi tình huống, nhiều khi còn không cần quan sát khi lùi xe tốc độ cao, đường có đông người, ngõ hẹp…. Là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn.

Việc cầm lái, điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe không chỉ có trách nhiệm với mình mà còn với gia đình và xã hội. Do vậy, người lái xe cần loại bỏ tư tưởng nóng vội khi cầm lái. Vội ở đây do người lái chỉ suy nghĩ đúng thời gian càng nhanh càng tốt, dẫn đến khi lùi xe không quan sát kỹ, để ý kỹ dẫn đến tai nạn. Các cụ xưa đã dạy “Nhanh một phút chậm cả đời” là vậy.

Làm nghề dạy lái xe nhiều năm, trong quá trình dạy tôi thường nhắc người học lái xe tuyệt đối không được lái xe ẩu. Ẩu là gì, ẩu ở đây là người lái thích tạo tình huống bất ngờ, chạy nhanh, lạng lách, vượt ẩu, lấn làn, phanh gấp. Khi người lái xe ẩu thì họ lùi bất kể ở đâu, kể cả đường cao tốc, trên cầu, đường một chiều, đường hẹp trong ngõ, đông người, đường đèo, đường dốc, vỉa hè, hầm chui, cầu, chung cư...

Những tình huống đó người lái xe thường không thể làm chủ được tình huống, thường xảy ra các va chạm rất mạnh, và hậu quả của nó khó có thể lường trước được – ông Hùng nhấn mạnh.

Ngoài kỹ năng lùi xe an toàn, ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng mách nước người lái xe, đặc biệt là lái xe nữ cách phân biệt đơn giản để tránh đạp nhầm chân ga, góp phần tránh được các vụ tai nạn như thời gian vừa qua.

Theo ông Hùng, trong lúc điều khiển xe, có thể do tư duy phản ứng chậm, não bộ hay xáo trộn, suy nghĩ nhiều việc một lúc, dẫn đến bị mất tập trung, chậm phản ứng phải, trái dẫn đến hay đạp nhầm chân ga thay vì phanh trong nhưng lúc khẩn cấp.

trung-quoc-lam-kho-xuat-khau-rau-qua-van-lay-lai-phong-do

Vị trí phanh, ga khiến chị em phụ nữ hay nhầm lẫn

Để tránh việc đạp nhầm chân ga, người lái xe, đặc biệt là chị em phụ nữ nên thay đổi cách phân biệt cao, thấp, tức là phanh cao còn ga thâp, thay vì hướng dẫn như phương pháp cũ  là phanh trái, ga phải để dễ phân biệt và tránh đạp nhầm vào chân ga.

Hiện nay các xe ô tô đều thiết kế như nhau đó là phanh cao, ga thấp. Việc thiết kế này các nhà nghiên cứu động lực học đã tính toán rất kỹ về cấu trúc cơ thể người, trọng tâm, trọng lực, tốc độ xe, ma sát, góc nhìn, khi lái xe, thời gian ngồi, cấu trúc xe ô tô và đưa ra tư thế ngồi chuẩn trong góc 120 độ. Như vậy đảm bảo để người ngồi không dồn trọng lực xuống bàn chân, mà sẽ dồn lên gót chân, mũi chân sẽ được nhấc lên, hạn chế khi đạp vào chân ga.

Phanh cao hơn ga để lực đạp sẽ mạnh khi cần thiết phanh gấp. Chân ga để xa và thấp để người lái hạn chế giẫm, lực ức bàn chân ít hơn, tránh tình trạng ấn mạnh chân ga dẫn rồ ga, không làm chủ được, nguy hiểm cho người lái xe, hơn thế để xa người lái không bị mỏi chân khi giữ lâu".

Theo GiaDinhVietNam