Bí mật 'sống còn' của lỗ nhỏ ở đuôi máy bay không phải ai cũng biết

Máy bay hiện là phương tiện đi lại được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, những bí mật về cấu tạo, thiết kế vô cùng độc đáo của chiếc máy bay thì không phải ai cũng biết, ngay cả khi đã từng đi máy bay rất nhiều lần.

Hãy kiểm tra một chiếc máy bay thương mại cỡ trung bình bất kỳ. Nếu bạn quan sát đủ gần, thì bạn sẽ nhận thấy có một lỗ nhỏ ở phía sau đuôi máy bay.

Nó được gọi là bộ phận năng lượng phụ trợ (APU), và đó là động cơ nhỏ nhất trên máy bay. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nó chỉ phục vụ cho những mục đích nhỏ nhặt, nó chính là bộ phận quan trọng nhất trên máy bay.

bi-mat-song-con-cua-lo-nho-o-duoi-may-bay-khong-phai-ai-cung-biet

Động cơ nằm trong lỗ nhỏ ở đuôi máy bay có tên gọi là APU (Auxiliary Power Unit).

Sau khi lên máy bay ổn định chỗ ngồi, chúng ta có thể nghe thấy một tiếng kêu ro ro nhè nhẹ mặc dù lúc đó động cơ máy bay vẫn chưa khởi động. Đó là tiếng thiết bị phát điện hỗ trợ (Auxiliary Power Unit, APU) gắn ở đuôi máy bay đang hoạt động.

Chúng cung cấp điện cho toàn hệ thống khi ở chế độ tắt động cơ, và cũng giúp làm kích hoạt động cơ chính.

bi-mat-song-con-cua-lo-nho-o-duoi-may-bay-khong-phai-ai-cung-biet

Ngoài ra, APU cũng có tác dụng không nhỏ tại các sân bay có trang thiết bị yếu hoặc không đủ, vì nó hỗ trợ khả năng hoạt động của máy bay và cho phép bảo trì kỹ thuật trong khi chỉ cần lực lượng hậu cần ở mức ít nhất.

Một khi cất cánh, APU sẽ ngừng hoạt động và các động cơ chính sẽ đảm nhiệm vai trò.

Ngoài lỗ nhở ở đuôi máy bay thì có 2 lỗ nhỏ nữa cũng vô cùng quan trọng.

bi-mat-song-con-cua-lo-nho-o-duoi-may-bay-khong-phai-ai-cung-biet

Một là lỗ móc trên hai cánh. Ở hầu hết các máy bay, trong một số tình huống thoát hiểm khẩn cấp qua cửa ở hai bên, hành khách sẽ phải bước đi trên những chiếc cánh trơn trượt.

Để việc này trở nên dễ dàng hơn, một chi tiết gồm lỗ móc được gắn ở cánh máy bay sẽ được dùng để luồn dây an toàn qua - một đầu dây nối với cửa hai bên cánh và đầu còn lại sẽ được móc vào cánh. Khi nắm chặt sợi dây, hành khách sẽ thoát hiểm một cách dễ dàng và an toàn.

bi-mat-song-con-cua-lo-nho-o-duoi-may-bay-khong-phai-ai-cung-biet

Hai là lỗ nhỏ trên cửa sổ máy bay. Theo Business Insider, khi máy bay càng lên cao, áp suất không khí càng giảm. Áp suất không khí bên ngoài thấp hơn rất nhiều so với bên trong máy bay, gây nhiều tác động vật lý có hại đến cửa sổ máy bay. Cửa sổ máy bay bao gồm ba tấm kính riêng biệt (bên ngoài, ở giữa, bên trong).

Lỗ nhỏ xíu ở tấm kính giữa còn được gọi là "lỗ thở", giúp cân bằng áp suất không khí trong khoang hành khách và khoảng trống nhỏ, nằm giữa tấm kính ở giữa và tấm kính bên ngoài.

Điều này có nghĩa, tấm kính ngoài cùng chịu hết áp lực, trong khi tấm kính giữa đóng vai trò dự phòng an toàn.

Tấm kính trong cùng không chịu lực, nhưng nó giúp bảo vệ tấm kính giữa và tấm kính ngoài khỏi những hư hại có thể gây ra bởi hành khách. "Lỗ thở" cũng giải phóng hơi ẩm, giúp cửa sổ không bị mờ đi.

Theo GiaDinh