Bí ẩn chất độc không mùi, không vị mà hàng trăm phụ nữ ngoại tình dùng để hại chồng

Hàng trăm người phụ nữ ở một ngôi làng tại Hungary đã không ngần ngại giết chồng bằng chất độc thạch tín để ngoại tình, tận hưởng cuộc sống buông thả.

Ngày nay, chúng ta đều biết thạch tín là một thứ chất độc vô cùng khủng khiếp có thể giết người rất nhanh vì thế trừ các nhà khoa học, nghiên cứu thì không một ai dám sử dụng hay tiếp xúc với thứ chất độc kinh khủng này.

Thế nhưng, cách đây hơn 1 thế kỷ, tại một ngôi làng nhỏ ở trung tâm Hungary gọi là Nagyrev, những người phụ nữ đã lợi dụng chính thứ chất độc chết người này để giết chồng mình. Đó cũng là lý do mà ngôi làng này sau đó được mệnh danh là “làng góa phụ” bởi rất nhiều phụ nữ ở đó có chồng chết sớm không rõ lý do.

Nữ hộ sinh tiếp tay cho hàng trăm bà vợ đầu độc chồng để ngoại tình

Năm 1911, sự xuất hiện một người phụ nữ tên Julia Fazekas tại ngôi làng nhỏ Nagyrev đã khiến cuộc sống nơi đây hoàn toản đảo lộn. Không ai biết quá khứ của cô, họ chỉ biết Julia đã kết hôn nhưng chồng cô chưa từng xuất hiện, cô cũng không bao giờ nhắc tới chồng. Điều khiến nhiều người nhớ nhất về Julia là cô rất giàu có sau khi thừa hưởng tất cả số tài sản của người chồng thứ 2 và là một nữ hộ sinh.

Julia đã giúp rất nhiều phụ nữ trong làng phá thai và tiến hành phẫu thuật cho phụ nữ mang thai. Cũng vì điều này, cô đã liên tục bị triệu tập tới tòa án và bị phạt tù 10 lần vì hành động của mình nhưng sau đó luôn được tha bổng.

bi-an-chat-doc-khong-mui-khong-vi-ma-hang-tram-phu-nu-ngoai-tinh-dung-de-hai-chong

Julia Fazekas - nữ hộ sinh tiếp tay cho hàng trăm bà vợ giết chồng.

Vào năm 1914, hầu hết nam giới ở làng Nagyrev đã được điều động đi tham gia thế chiến. Ngôi làng nhỏ bé bị biến thành địa điểm của một trại tù binh. Hàng trăm tù nhân chiến tranh đã bị giam giữ tại làng. Nhiều phụ nữ đã kết hôn thiếu vắng đi đàn ông khiến họ cảm thấy cô đơn nên nảy sinh tình cảm với những tù binh.

Đúng khi đó, cái chết bí ẩn của một nữ hộ sinh trong làng - đối thủ của Julia  là "ngòi nổ" cho một kế hoạch tàn ác sau này. Được biết Julia đã yêu anh trai của nữ hộ sinh và chỉ một ngày sau đó, người phụ nữ bất ngờ qua đời. Con trai của nạn nhân đã khẳng định Julia giết hại mẹ mình nhưng vì không có bằng chứng nên không thể buộc tôi cô. Trong cơn tức giận, người con trai đã bắn Julia nhưng không thành và phải nhận án tù.

Chính sự kiện này đã khiến cho Julia nảy sinh một ý tưởng kiếm tiền xấu xa. Julia cùng với đồng phạm, Zsuzsanna Olah bắt đầu phân phối thạch tín được ngụy trang trong thực phẩm, đồ uống hoặc thuốc để bán. Chất độc được chiết xuất từ ​​giấy bay bằng cách đun sôi và giá bán tùy theo sự giàu có của các khách hàng của cô.

bi-an-chat-doc-khong-mui-khong-vi-ma-hang-tram-phu-nu-ngoai-tinh-dung-de-hai-chong

Julia đã che giấu thạch tín dưới dạng đồ ăn, thuốc để bán cho các bà vợ. (Ảnh minh họa)

Vào thời điểm ấy, mang thai ngoài ý muốn không phù hợp với phong tục hôn nhân sắp đặt của Hungary, và ly dị cũng không được phép trong cộng đồng người theo Công giáo. Bên cạnh những cuộc hôn nhân sắp đặt hạnh phúc, vẫn có những trường hợp người vợ bị chồng bị ngược đãi.

Lợi dụng điểm yếu này, Julia đã khuyến khích nhiều phụ nữ trong làng giết chồng để giải thoát bản thân và tận hưởng cuộc sống phóng khoáng hay yêu đương với những tù binh. Rất nhanh, người chồng đáng thương đầu tiên bị độc chết. Sau đó, ngày càng nhiều những ông chồng qua đời trong sự im lặng.

Tuy nhiên, sau khi mất chồng, những góa phụ này cũng không tỉnh ngộ. Để lấy được tự do và nhiều hơn nữa là tiền tài danh vọng, họ tiếp tục nghe lời Julia xúi giục, họ đầu độc cả cha mẹ, con cái, cháu chắt của mình.

bi-an-chat-doc-khong-mui-khong-vi-ma-hang-tram-phu-nu-ngoai-tinh-dung-de-hai-chong

Những bà vợ là đồng phạm của Julia trong phiên tòa xét xử.

Trong khoảng thời gian từ 1914 đến 1929, có khoảng 300 người đã trở thành nạn nhân bị đầu độc, mặc dù Maison Bodo, một nhà sử học cho rằng con số này thấp hơn nhiều, chỉ trong khoảng từ 45 đến 50 người. Lý do tại sao số người chết lại không rõ ràng là vì một người anh em họ của Julia chịu trách nhiệm nộp giấy chứng tử trong làng đã tìm cách giấu nhẹm đi để đảm bảo các vụ giết người không được chú ý trong 15 năm.

Hơn nữa, các trường hợp ngộ độc thạch tín không lưu lại những dấu vết vật lý bên ngoài nên sẽ khiến nhiều người tin đó chỉ là cái chết tự nhiên. Julia thậm chí còn bành trướng thế lực tội ác của mình bằng cách lập một nhóm với tên gọi Angelmakers of Nagyrev, gồm khoảng 50 phụ nữ đều là những người tham gia vào tội ác tày trời.

Bí mật về hội chị em giết chồng bị tiết lộ

Có rất nhiều giả thiết về việc Julia đã bị phát hiện tội ác tày trời như thế nào. Có người cho rằng một thành viên trong nhóm Angelmakers of Nagyrev đã bị phát hiện sau khi đầu độc không thành nên đã chỉ điểm tới một người khác để giảm án và cuối cùng họ đã khai ra Julia Fazekas.

Một nguồn tin khác lại cho rằng một sinh viên y khoa khá tò mò về những cái chết bí ẩn trong làng nên đã khám nghiệm tử thi và phát hiện ra dấu vết cầ thạch tín, điều này đã thúc đẩy một cuộc điều tra của cảnh sát.

Còn Maison Bodo – tác giả của của cuốn sách Những người phụ nữ độc hại của Tiszazug lại cho rằng một ai đó và gửi một bức thư nặc danh cho biên tập viên của tờ báo địa phương. Các vụ giết người đã được tiết lộ chi tiết cho công chúng, và chính quyền đã bị ép để điều tra. Giả thiết này được nhiều người công nhận hơn.

bi-an-chat-doc-khong-mui-khong-vi-ma-hang-tram-phu-nu-ngoai-tinh-dung-de-hai-chong

8 người bị kết án tử hình, 12 người nhận án tù.

Dù không biết chính xác tội ác của Julia và đồng bọn được phanh phui ra sao nhưng chắc chắn là Fazekas, người bạn thân nhất của cô là Suszanah Olah và 32 phụ nữ khác đã bị buộc tội giết người. Trong đó 8 người bị kết án tử hình, 12 người nhận án tù. Tuy nhiên, chỉ có hai vụ hành quyết được thực hiện là Suszanah Olah và một người khác. Về phần Julia, người ta tin rằng cô đã chết sau khi ngấm chất độc do chính mình pha chế.

Chất độc thạch tín nguy hiểm thế nào?

Thạch tín (hay còn gọi là asen) là một kim loại nặng, có 2 dạng: Thứ nhất là thạch tín hữu cơ (nằm trong thực vật và mô thịt động vật), loại thạch tín này thường vô hại đối với con người; thứ 2 là thạch tín vô cơ tích tụ trong đất đá hoặc hòa tan vào nước. Độc tính của thạch tín vô cơ cao gấp 4 lần thuỷ ngân, được công nhận là các chất gây ung thư nhóm một. Thạch tín và các hợp chất của thạch tín được sử dụng làm thuốc trừ dịch sâu, thuốc diệt cỏ và trong sản xuất các hợp kim.

Theo đó, thạch tín vô cơ là loại hóa chất cực độc và được gọi là “vua của các loại độc”. Lịch sử đã ghi nhận loại chất độc này không chỉ được dân thường mà cả các hoàng tộc của các vương triều sử dụng trong việc ám sát kẻ thù đe dọa tới họ. Sở dĩ họ chọn thạch tín bởi vì nó là chất độc hoàn hảo không mùi, không vị. Do đó, nạn nhân không dễ dàng phát hiện mình đang bị đầu độc. Nếu một lượng lớn thạch tín xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tác động xấu đến hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và có thể tử vong ngay lập tức.

bi-an-chat-doc-khong-mui-khong-vi-ma-hang-tram-phu-nu-ngoai-tinh-dung-de-hai-chong

Nếu bị nhiễm độc thạch tín dần dần, tuỳ theo mức độ bị nhiễm và thể trạng của mỗi người, có thể xuất hiện nhiều bệnh nguy hiểm từ nhẹ đến nặng như: rụng tóc, buồn nôn, sút cân, giảm trí nhớ, làm rối loạn sắc tố da, sừng hóa gan bàn tay, gan bàn chân, gây hoại tử các vết loét ở tay, chân, ung thư thậm chí tử vong.

Ngoài ra, thạch tín không chỉ tồn tại trong nước mà còn có mặt trong không khí, trong đất, thực phẩm và rất dễ xâm nhập vào cơ thể con người. Thạch tín đi vào vào cơ thể con người qua 3 đường chính là hô hấp, tiêu hóa và qua da. Khi vượt quá ngưỡng an toàn thì thạch tín trong thực phẩm, nước uống hoặc không khí sẽ trở thành chất độc gây nguy hiểm.

Tuy nhiên, ở cấp độ bình thường, mỗi ngày chúng ta đều nạp vào cơ thể một lượng asen nhất định nhưng liều lượng cực kỳ thấp và không gây ra bất kỳ tác động ngộ độc cấp tính nào đối với cơ thể.

Theo Khám phá