Bệnh còi xương: Cứ 3 trẻ lại có 1 trẻ bị còi xương

Những năm gần đây bệnh còi xương ở trẻ em có xu hướng gia tăng. Theo thống kê, cứ 3 trẻ lại có 1 trẻ mắc bệnh còi xương

Sau đây là những điều cần biết về căn bệnh này.

Bệnh xảy ra do thiếu hụt vitamin D hoặc canxi và ảnh hưởng đến sự phát triển xương ở trẻ em, gây đau, xương trở nên mềm và xốp.

Tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ em có làn da sẫm màu vì chúng cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn để có đủ vitamin D, theo NHS Choices. Trẻ em sinh non hoặc uống thuốc gây cản trở hấp thụ vitamin D cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Vấn đề có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em, theo bác sĩ Kenny Livingstone, giám đốc y tế của ZoomDoc, mặc dù nó phổ biến và thường gặp hơn ở trẻ nhỏ.

Phát hiện các triệu chứng ở trẻ.

Trẻ em có thể bị đau ở xương, khiến chúng không muốn đi lại hoặc chạy nhảy, dễ bị mệt mỏi. Dáng đi của chúng cũng có thể trông khác nhau - ví dụ như chúng có thể đi lạch bạch.

benh-coi-xuong-cu-3-tre-lai-co-1-tre-bi-coi-xuong

Ở Việt Nam cứ 3 trẻ lại có 1 trẻ bị còi xương

Còi xương có thể gây biến dạng xương, bao gồm xương ở mắt cá chân, cổ tay và đầu gối dày lên hoặc mở rộng, chân bị cong và trong trường hợp hiếm gặp là uốn cong cột sống. 

Một đứa trẻ bị còi xương có thể không được phát triển đúng cách, vì vậy sẽ thấp hơn so với các bạn cùng trang lứa. Trong một số trường hợp, chúng cũng có thể dễ bị gãy xương và giòn xương.

Khi tình trạng ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, nó cũng có thể dẫn đến các vấn đề về răng như men răng yếu, chậm mọc răng và tăng nguy cơ sâu răng.

Khi nào cần khám bác sĩ?

Nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh còi xương, chẳng hạn như đau xương, chậm phát triển hoặc yếu cơ, bạn nên đưa chúng đi khám bác sĩ để được kiểm tra.

Điều trị cho tình trạng này thường sẽ bao gồm tăng lượng vitamin D và canxi bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin D, uống hoặc tiêm bổ sung vitamin D hàng năm.

Phòng ngừa

Tiến sĩ Kenny Livingstone nói rằng các bậc cha mẹ nên cố gắng đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng cho trẻ.

Nguồn cung cấp vitamin D trong chế độ ăn uống bao gồm cá có dầu, thịt đỏ, gan, lòng đỏ trứng và ngũ cốc ăn sáng. Tiến sĩ Livingstone cũng khuyến khích trẻ em nên được dành một số thời gian trong ngày ở ngoài trời ở hấp thụ vitamin D.

Theo VietQ