Bất ngờ khi mỡ lợn thuộc top 10 thực phẩm bổ dưỡng

"Mỡ lợn", "bổ dưỡng" - hai từ này mới nghe qua thì chẳng có gì liên quan đến nhau, tuy nhiên, theo nghiên cứu đã phân tích trên 1.000 thực phẩm thô và phát hiện ra rằng, mỡ lợn nằm trong top 10 thực phẩm tốt nhất.

bat-ngo-khi-mo-lon-thuoc-top-10-thuc-pham-bo-duong

Trang BBC xếp hạng mỡ lợn là một trong 10 loại thực phẩm bổ dưỡng nhất, cụ thể là xếp vị trí thứ 8. Các nhà nghiên cứu chỉ xét đến các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, chứ không xét đến thành phần dinh dưỡng sau khi nấu chín. Họ tin rằng mỡ lợn có axit béo bão hòa nhưng giàu vitamin B và các khoáng chất tốt cho sức khỏe. Mỡ lợn có màu trắng đục và khi chế biến có mùi rất thơm. Nguồn gốc chính của mùi thơm này là một lượng nhỏ của một loại protein đặc biệt, sản phẩm phân hủy của glyceride.

Không những thế, tờ Daily Mail của Anh cũng viết rằng mỡ lợn tốt cho sức khỏe hơn bơ. Vì nó giàu vitamin D, nó có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể, giúp cải thiện chức năng tim mạch, duy trì sức khỏe của phổi và hô hấp, tăng cường chức năng cơ bắp và giúp cơ thể phòng chống nhiễm trùng.

bat-ngo-khi-mo-lon-thuoc-top-10-thuc-pham-bo-duong

Ảnh DailyMail

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với việc mỡ lợn là loại thực phẩm bổ dưỡng, cũng từ đây những tranh cãi về chuyện này nổi lên không ngừng, có người ủng hộ có người lại nhất quyết kiêng mỡ lợn đến cùng.

Người ủng hộ cho rằng mỡ, lợn là linh hồn của món ăn, dù là món ăn gì đi nữa thì chỉ cần một thìa cũng đủ để tạo món ăn màu sắc đẹp, vị thơm và ngon. Những người không ủng hộ thì nghĩ rằng mỡ lợn chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol dẫn đến béo phì, và thậm chí có thể dẫn đến bệnh tim mạch. Trên thực tế, con người tiêu thụ thịt, trứng, sữa, các loại hạt và dầu ăn khác mỗi ngày, tất cả đều chứa chất béo bão hòa.

Chia sẻ trên Soha, PGS.Nguyễn Duy Thịnh - Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa cho biết mỡ động vật rất tốt cho trẻ em. Nếu người dân loại bỏ mỡ động vật ra khỏi thực đơn là điều rất đáng tiếc vì chất béo thực vật không cung cấp đủ chất cho cơ thể. Trong mỡ động vật có chứa axit béo no vốn không bị biến đổi chất ở nhiệt độ cao. Nếu được sử dụng ở mức độ vừa phải , chất này sẽ có tác dụng làm bền vững các mao mạch máu, bảo vệ tuần hoàn của cơ thể, dự phòng biến mạch máu não và bệnh tim mạch.

Những lưu ý khi sử dụng mỡ lợn

- Mỡ lợn có nhiều chất béo, lượng calo khá cao do đó bạn không nên ăn nhiều, dẫn đến thừa năng lượng, gây ra béo phì.

- Người tiêu hóa kém, tiêu chảy, đầy hơi, cao huyết áp, bị bệnh dạ dày chỉ nên ăn một lượng nhỏ mỡ lợn.

- Người cao tuổi, người có rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch nên kiêng ăn mỡ để giúp cơ thể giảm các axit béo no (làm tăng cholesterol)

Làm thế nào để tinh chế mỡ lợn chất lượng cao?

bat-ngo-khi-mo-lon-thuoc-top-10-thuc-pham-bo-duong

Ảnh DailyMail

- Tốt nhất là sử dụng 100% chất béo của lợn nuôi tự nhiên, không có hormone, thuốc tăng trọng, thuốc tạo nạc và kháng sinh.

- Sử dụng thịt mỡ lợn, cắt thành những lát nhỏ, đun trong 5-10 cho đến khi mỡ trong lợn chảy ra trở thành dung dịch trong.

- Khuấy thường xuyên và tiếp tục đun trong 30 phút. Cho đến khi thịt mỡ teo thành tóp mỡ và dòng mỡ trắng xuất hiện nhiều hơn.

- Cho đến khi mỡ hoàn toàn biến thành tóp thì tắt bếp, lọc tách mỡ và tóp mỡ.

- Mỡ lợn cũng rất thích hợp để chế biến các món xào. Ưu điểm là nó có tính ổn định nhiệt tốt. Thành phần chính của hầu hết các loại dầu thực vật là chất béo không bão hòa đa. Nó có độ ổn định kém và rất dễ bị oxy hóa. Nó sẽ giải phóng một số chất có hại khi đun nóng trong thời gian dài.

- Mỡ lợn rất giàu chất béo bão hòa. Khi nấu ăn có thể dễ dàng trộn dầu tinh bột, cellulose và những chất tương tự vào với nhau, tạo ra hương thơm, vị sẽ giòn và trông bóng đẹp hơn.

Mẹo nấu ăn bằng mỡ lợn

bat-ngo-khi-mo-lon-thuoc-top-10-thuc-pham-bo-duong

Ảnh DailyMail

- Mỡ lợn được sử dụng tốt nhất kết hợp với dầu thực vật. 

- Nhiệt độ nấu không nên quá cao và thời gian không nên quá dài.

- Thêm một chút ớt bột, hoặc chút muối, đường vào mỡ lợn trước khi đông đặc có thể giúp bảo quản lâu hơn.

- Không sử dụng đi sử dụng lại mỡ lợn nhiều lần.

- Mỡ lợn chỉ nên được sử dụng trong khoảng 2-3 tháng.

Trước kia, mỡ lợn từng là một loại thực phẩm thông dụng, nhưng hiện nay số đông quan điểm cho rằng mỡ lợn chính là “thủ phạm” dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, huyết áp cao… Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận vai trò của mỡ lợn trong bữa ăn hằng ngày. 

Vì thế, các bà nội trợ thời hiện đại nên bổ sung thêm thành phần mỡ lợn vào các bữa ăn của gia đình theo chế độ hợp lý và duy trì thực đơn đa dạng, kết hợp đầy đủ các nhóm thực phẩm dinh dưỡng. Nhóm người trung niên từ độ tuổi 50 trở lên cần hạn chế dầu mỡ; tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, mỡ lợn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thể chất và góp phần ngăn ngừa bệnh cận thị.

Việc sử dụng mỡ động vật với liều lượng hợp lý, phù hợp với từng lứa tuổi và giai đoạn phát triển đều mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe của người dùng. Còn bạn, bạn có thói quen sử dụng mỡ lợn hay dầu ăn khi nấu nướng?

Theo Bestie