Bật đèn khi đi ngủ, bé gái dậy thì sớm, tăng 10cm trong 1 năm

Con gái Dandan mới chỉ 7 tuổi nhưng đã sở hữu chiều cao 120cm, vượt xa các bạn cùng trang lứa. Không những vậy, cô bé cũng đã bắt đầu phát triển ngực.

Bật đèn khi đi ngủ, bé gái dậy thì sớm, tăng 10cm trong 1 năm

Cô bé Dandan mới chỉ 7 tuổi nhưng đã sở hữu chiều cao 120cm, vượt xa các bạn cùng trang lứa. Không những vậy, cô bé cũng đã bắt đầu có những dấu hiệu bước vào tuổi dậy thì khi phát triển ngực.

Các chuyên gia cho rằng việc Dandan dậy thì ở độ tuổi quá nhỏ xuất phát từ thói quen nằm ngủ dưới ánh đèn trong suốt 3 năm.

Ngay từ khi còn nhỏ, Dandan đã được cha mẹ rèn thói quen sống tự lập, cô bé được cho ngủ riêng ngay từ khi mới chỉ 4 tuổi. Tuy nhiên vì Dandan rất sợ bóng tối nên cô bé luôn bật đèn để ngủ.

bat-den-khi-di-ngu-be-gai-day-thi-som-tang-10cm-trong-1-nam

Bé gái dậy thì sớm do bật đèn đi ngủ (Ảnh minh họa)

Khi Dandan bắt đầu có những sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, mẹ cô bé rất vui mừng và cho rằng đó là một quá trình tự nhiên. Chỉ đến khi mẹ Dandan nhận ra bộ ngực đang phát triển của cô bé, bà mới hốt hoảng và đưa cô bé đi kiểm tra.

Các bác sĩ phát hiện ra rằng không chỉ cấu trúc xương của cô bé phát triển sớm tới 3 năm, ngang bằng một bé gái 10 tuổi. Thậm chí buồng trứng của Dandan cũng đã phát triển lớn hơn rất nhanh.

Họ cho rằng Dandan khi lớn lên sẽ khó có thể cao hơn 150cm bởi vì giai đoạn dậy thì của cô bé diễn ra quá sớm mà không có sự can thiệp, điều trị kịp thời. Ngay cả khi được điều trị trong thời gian tới, các loại thuốc hầu như sẽ mang lại rất ít hoặc thậm chí vô tác dụng.

Sự sản xuất Melatonin (một hoóc-môn có liên quan tới giấc ngủ và nhịp sinh học) cao nhất là vào ban đêm. Việc ngủ dưới ánh đèn sẽ làm gián đoạn, phá vỡ quá trình sản xuất hoóc-môn tự nhiên trong cơ thể và ức chế nó.

Lượng Melatonin bị sụt giảm mạnh trong quá trình sản xuất tự nhiên của cơ thể sẽ vô tình làm đẩy nhanh quá trình phát triển và trưởng thành các đặc điểm liên quan đến giới tính trên cơ thể.

Nữ giới thường bước vào giai đoạn dậy thì ở độ tuổi từ 9 đến 11 tuổi, trong khi đó, nam giới sẽ dậy thì muộn hơn khi 11 đến 13 tuổi.

Có rất nhiều lý do giải thích tại sao một đứa trẻ có thể trải qua giai đoạn dậy thì sớm hơn bình thường. Do đó, điều quan trọng là phải tìm ra được nguyên nhân khiến cho trẻ dậy thì trước tuổi càng sớm càng tốt để chúng ta có biện pháp ngăn chặn, nếu như khung xương đã bắt đầu hình thành dưới tác động của dậy thì sớm thì lúc đó đã quá muộn.

Bên cạnh việc theo dõi con xem có những dấu hiệu dậy thì sớm hay không, các bậc phụ huynh cũng không nên cho con tiêu thụ quá nhiều chất đạm, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, các sản phẩm thịt được tiêm hoóc-môn. 

Thêm vào đó, trẻ không nên nhìn vào màn hình máy tính, tivi trong nhiều tiếng đồng hồ và quan trong nhất là tắt đèn khi đi ngủ.

Những bé gái phát triển trước 8 tuổi và bé trai phát triển trước 9 tuổi được coi là dậy thì sớm. Trong những năm gần đây, tỷ lệ dậy thì sớm ở trẻ tăng đáng kể và trở thành một trong những căn bệnh nội tiết phổ biến ở trẻ em.

Theo GiaDinhVietNam