Bắt bệnh chuẩn xác thông qua những dấu hiệu bất thường ở bàn chân

Trong cuốn sách My Feet are Killing Me, Tiến sĩ người Mỹ Suzanne Levine đã chia sẻ một số dấu hiệu về sức khỏe hiển thị trên đôi chân của con người. Theo đó, ông khẳng định đa số người đều gặp vấn đề với chân trong một giai đoạn nào đó của cuộc sống, nhưng họ thường bỏ qua chẳng để ý đến. Vị tiến sĩ cũng nhấn mạnh: “Để giữ sức khỏe, chúng ta cần chăm sóc bàn chân như chăm sóc khuôn mặt vậy”. Dưới đây là những dấu hiệu bệnh lí quan trọng bạn không được bỏ qua

1. Bệnh gout

Bắt bệnh chuẩn xác thông qua những dấu hiệu bất thường ở bàn chân

Theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, đầu ngón chân sưng to, phù nề là triệu chứng của bệnh gout. Căn bệnh ở hầu hết những người có chế độ ăn uống giàu protein, thừa cân và không uống đủ nước.

Đây là dạng viêm khớp do tình trạng có quá nhiều axít uric trong cơ thể. Axit uric tạo thành những cấu trúc gai góc và thường khu trú ở những bộ phận có nhiệt độ thấp nhất trong cơ thể, từ ngón chân cái đến mu bàn chân, gân gót chân, đầu gối và khuỷu tay, với biểu hiện sưng tấy và nóng rát. Bất kỳ ai cũng có thể bị gout, đặc biệt là đàn ông trung niên và phụ nữ mãn kinh.

2. Tĩnh mạch yếu

Trong khi động mạch là bộ phận chuyên bơm máu mang oxy từ tim đến từng tế bào trong cơ thể, tĩnh mạch lại đảm nhận nhiệm vụ chuyển máu đã sử dụng trở về tim và đến các cơ quan (gan, thận) để lọc sạch chất thải và đến phổi để đổi lấy oxy, tiếp tục chu trình tuần hoàn mới.

Tuy nhiên, ở người có tĩnh mạch mỏng, hoạt động yếu và khả năng chịu áp suất không cao, việc chuyển máu từ chân tay về tim sẽ diễn ra không được trôi chảy và hiệu quả. Khi đó, chân sẽ bị sưng phù quanh vùng mắt cá, tạo cảm giác nặng nề cho chủ nhân. Đặc biệt, khu vực cổ chân, mu bàn chân sẽ bị rối loạn sắc tố da, xuất hiện các vết mẩn, đốm màu xấu xí bất thường.

3. Viêm nhiễm nấm

Bắt bệnh chuẩn xác thông qua những dấu hiệu bất thường ở bàn chân

Theo nhiều tài liệu cho biết, móng chân dày, ố vàng và xấu xí, đó có thể là dấu hiệu bị nhiễm nấm ở móng chân. Nấm móng có thể tồn tại mà không gây đau đớn trong thời gian dài, đến khi có biểu hiện rõ ràng thì bệnh đã lan rộng ở cả chân và tay. Dễ bị nhất là những người mắc bệnh tiểu đường, có vấn đề tuần hoàn máu hoặc suy giảm miễn dịch (như viêm khớp dạng thấp).

4. Thiếu máu

Thiếu máu cục bộ toàn cơ thể sẽ kéo theo việc từng cơ quan không có đủ máu để làm việc hiệu quả. Cùng với triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, người bệnh cũng thường xuyên gặp các cơn đau thắt từ chuột rút ở chân, cùng với cảm giác sưng tấy và màu da tím tái.

5. Máu đóng cục

Bắt bệnh chuẩn xác thông qua những dấu hiệu bất thường ở bàn chân

Máu đóng cục, hay còn được gọi bằng thuật ngữ Huyết khối tĩnh mạch sâu trong y học, là bệnh lý có liên quan đến tình trạng máu đông cứng, đóng thành cục trong các tĩnh mạch nằm sâu bên trong cơ thể. Tình trạng này thường gặp nhất tại các tĩnh mạch ở chân. Các cục máu đông này sẽ làm nghẽn tĩnh mạch và ngăn cản chức năng tuần hoàn máu của cơ thể.

Gặp bệnh lý này, người ta sẽ có cảm giác chân có nhiệt độ cao hơn và làn da sẫm màu hơn so với các bộ phận khác của cơ thể. Đặc biệt, khi đi lại, những cơn đau nhói thường xuất hiện quanh bàn chân, kèm theo cảm giác mệt mỏi, nặng nề.

6. Bệnh viêm khớp

Theo y học, nếu đang phải chịu đựng những cơn đau xuất hiện đột ngột kèm theo triệu chứng sưng và cứng khớp cùng lúc ở 2 ngón chân cái hoặc 2 ngón tay trỏ, bạn nên nghĩ đến bệnh viêm khớp dạng thấp (RA). Đây là một dạng thoái hóa khớp, với những biểu hiện đầu tiên thường xuất hiện trên các khớp nhỏ như ở ngón chân và ngón tay. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần so với nam giới.

7. Gan bất ổn

Bắt bệnh chuẩn xác thông qua những dấu hiệu bất thường ở bàn chân

Gan làm việc bất thường sẽ khiến hoạt động giải độc của cơ thể bị trì trệ, ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác, trong đó có chân. Bạn có thể tìm ra biểu hiện bất thường của gan ở các vết mạng nhện trên da chân, mà thực chất là các mao mạch máu bị giãn.

8. Xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là sự tích tụ chất béo trong và quanh thành động mạch, gây ra hạn chế lưu lượng máu lưu chuyển trong cơ thể, ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan khác nhau. Ở chân, bạn sẽ cảm nhận được màu da nhợt nhạt đi, và cơ chân yếu hơn, đi lại hết sức khó khăn.

9. Thận có vấn đề

Khi thận suy yếu và hệ bài tiết làm việc kém hiệu quả, lượng nước trong cơ thể sẽ không được đào thải ra khỏi cơ thể hoàn toàn. Việc này gây ra tình trạng phù nề, sưng và tích nước bất thường ở khu vực bàn chân và mắt cá chân. Đặc biệt, hội chứng tê chân như bị điện giật cũng xuất hiện thường xuyên, kéo dài từ bàn chân lên tới tận bắp đùi.

10. Tiểu đường

Bắt bệnh chuẩn xác thông qua những dấu hiệu bất thường ở bàn chân

Theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, bệnh tiểu đường thường đi cùng với tổn thương thần kinh. Cụ thể là, các dây thần kinh cảm giác ngoại biên sẽ bị hư hoại và hoạt động kém hiệu quả. Chính vì vậy, bệnh nhân tiểu đường thường không cảm nhận được cơn đau ở chân khi bị thương hay va chạm với các đồ vật, hoặc nếu có thì sẽ rất ít. Thay vì thế, người ta chỉ cảm nhận được những cơn tê dại như bị kim châm mà thôi.

Hanh Nguyen

 Theo Thethaovanhoa