Ảnh: Sự thật kinh hoàng đằng sau các ổ dịch tả lợn châu Phi

Đến các địa phương nơi đang có ổ dịch tả lợn châu Phi vào thời điểm này, đâu đâu cũng chỉ thấy một màu trắng xóa của vôi bột. Dịch “quét“ tới đâu nông trại hoang tàn tới đó, nhiều hộ chỉ biết... khóc khi trước mắt họ là khoản nợ khổng lồ không có khả năng chi trả.

anh-su-that-kinh-hoang-dang-sau-cac-o-dich-ta-lon-chau-phi

Bà Đào Thị Hòa ở Gia Bình (Bắc Ninh) rắc vôi khử trùng chuồng trại sau "bão" dịch tả lợn châu Phi tràn về.

Sau ngày tiêu hủy đàn lợn dịch của gia đình, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng gia đình ông Vũ Văn Chinh ở huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) vẫn chưa tìm được công việc mới để làm và trả nợ. "Vợ chồng tôi đang túng quẫn quá, với khoản nợ hơn 1 tỷ đồng, tính ra mỗi tháng gia đình phải trả lãi hàng chục triệu đồng nhưng giờ hết lợn rồi, chúng tôi không biết lấy gì để trả nữa", ông Chinh ngậm ngùi nói.

anh-su-that-kinh-hoang-dang-sau-cac-o-dich-ta-lon-chau-phi

 Ông Lê Văn Bộ thu dọn, khử trùng chuồng trại sau khi đàn lợn hàng trăm con của gia đình bị tiêu hủy vì nhiễm dịch tả.

Từng là hộ tiên phong và phất lên nhờ nghề chăn nuôi lợn nái, thịt nhưng đến khi bị dịch, toàn bộ đàn lợn hàng trăm con trị giá hàng tỷ đồng của gia đình ông Lê Văn Bộ ở xã Yên Hòa, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) cũng bị chôn vùi theo đất. Mới qua 2 tháng mà nom ông Bộ tiều tụy, hốc hác hẳn.

anh-su-that-kinh-hoang-dang-sau-cac-o-dich-ta-lon-chau-phi

 Chuồng trại của gia đình bà Ngô Thị Hành tan hoang, trống không sau "bão" dịch tả lợn châu Phi.

"Hàng chục năm nuôi lợn, gia đình tôi, nhất là vợ chồng thằng cả (anh Lê Xuân Tình) luôn đứng đầu xã, được địa phương tặng giấy khen nhưng nào ngờ, đến giờ Tình cũng là người bị thiệt hại nặng nhất. Mất lợn đã đành, số tiền nợ ngân hàng, anh em nó vay để đầu tư vào chăn nuôi trước đó lên đến hàng trăm triệu đồng không biết khi nào mới trả được" - ông Bộ buồn rầu chia sẻ.

anh-su-that-kinh-hoang-dang-sau-cac-o-dich-ta-lon-chau-phi

Bà Hà đau xót nhìn chuồng trại trống trơn sau khi bị dịch tả lợn châu Phi tấn công.

anh-su-that-kinh-hoang-dang-sau-cac-o-dich-ta-lon-chau-phi

Các nông trại hoang tàn chỉ còn lại vôi trắng xóa và nước mắt.

anh-su-that-kinh-hoang-dang-sau-cac-o-dich-ta-lon-chau-phi

 Ông Phạm Văn Hoàng ở xã Tây Đô, huyện Hưng Hà (Thái Bình) mới "trắng tay" sau "bão" dịch tả lợn châu Phi.

anh-su-that-kinh-hoang-dang-sau-cac-o-dich-ta-lon-chau-phi

Việc tiêu hủy lợn bị dịch tả châu Phi vẫn đang diễn ra tại các địa phương như Bắc Ninh, Hải Dương...

anh-su-that-kinh-hoang-dang-sau-cac-o-dich-ta-lon-chau-phi

Cán bộ địa phương kéo lợn ra ruộng dùng cuốc, xẻng đào hố chôn tiêu hủy lợn ở Phù Cừ (Hưng Yên). 

Do lợn bị dịch la liệt, quá tải, nhiều nơi đã xuất hiện tình trang tiêu hủy lợn ẩu, sai quy trình gây bức xúc, hoang mang trong nông dân. Điển hình mới đây là vụ việc người dân ở xã Quang Hưng, huyện Phù Cừ (Hưng Yên) phát hiện cán bộ địa phương ở đây dùng "công nghệ" cuốc, xẻng để tiêu hủy lợn dịch. 

Anh Phạm Văn Minh, một người dân huyện Phù Cừ (Hưng Yên) cho hay: Là người tận mắt chứng kiến cảnh cán bộ kéo lợn khắp làng đưa ra góc ruộng rồi dùng cuốc, xẻng... đào chôn lợn tôi và bà con rất bức xúc. "Cách làm này rất nguy hiểm, không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn vệ sinh mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh sang các hộ khác", anh Minh cảnh báo.

anh-su-that-kinh-hoang-dang-sau-cac-o-dich-ta-lon-chau-phi

Vôi rắc trắng xóa khắp các tuyến đường liên xóm, thôn, xã, huyện tại các tỉnh có dịch.

anh-su-that-kinh-hoang-dang-sau-cac-o-dich-ta-lon-chau-phi

Lực lượng liên ngành ngày đêm trực chốt kiểm dịch động vật tại các vùng có dịch.

Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh trên loài lợn, tỷ lệ chết lên đến 100%. Bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở người; không gây bệnh cho các loài động vật khác. Từ năm 2016 đến nay, bệnh xuất hiện tại trên 59 quốc gia. Việt Nam là một trong ba nước châu Á có dịch (hai nước còn lại là Trung Quốc, Mông Cổ).

Ổ dịch tại Việt Nam được phát hiện ngày 1/2 tại Hưng Yên, sau đó lan nhanh ra 22 tỉnh, thành gồm: Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Lai Châu, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.

Theo Cục Thú y dịch tả lợn châu Phi cơ bản đã được khống chế. Tính đến ngày 16/4, có 23 ổ dịch của 7 huyện thuộc 7 tỉnh, thành đã qua 30 ngày, trong đó có 2 tỉnh Hòa Bình và Bắc Kạn đã công bố hết dịch. Như vậy, còn 21 tỉnh, thành trên cả nước còn ổ dịch tả lợn châu Phi.


Theo DanViet