Ăn vịt giải đen cuối tháng 7 "cô hồn", nhưng muốn ngon thì phải nắm bí quyết này để thịt vịt không bị hôi nồng nhé

Thịt vịt nhiều dinh dưỡng và ăn ngon, tuy nhiên nếu không biết khử mùi thì món vịt sẽ kém hấp dẫn hơn hẳn. Và dưới đây là những cách khử mùi vịt hiệu quả, mời bạn cùng tham khảo!

Khác với các loại thịt như thịt heo hay gà, thịt vịt sở hữu mùi đặc trưng nên cách rửa thông thường với nước và muối thì không thể khử mùi hoàn toàn.

Món ăn dù hấp dẫn cỡ nào nhưng mùi không thơm và hấp dẫn thì khó mà cầm đũa thưởng thức. Nhưng nếu bạn biết cách khử mùi vịt hiệu quả thì thực đơn món ăn của cả nhà sẽ vừa đa dạng lại bổ dưỡng.

an-vit-giai-den-cuoi-thang-7-co-hon-nhung-muon-ngon-thi-phai-nam-bi-quyet-nay-de-thit-vit-khong-bi-hoi-nong-nhe

Phao câu và lông vịt – những bộ phận gây mùi đặc trưng của vịt

Phao câu vịt có phần tuyến nhờn sẽ tiết ra khi chế biến nên gây mùi khó chịu cho thịt vịt. Bạn cần nặn bỏ phần chất nhờn ở phao câu, nặn rất kỹ và rửa thật sạch với chanh và muối. Hoặc cắt bỏ phao câu là dễ nhất vì nó vừa hôi vừa không có lợi cho sức khỏe.

an-vit-giai-den-cuoi-thang-7-co-hon-nhung-muon-ngon-thi-phai-nam-bi-quyet-nay-de-thit-vit-khong-bi-hoi-nong-nhe

Lông vịt là nguyên nhân khiến vịt bị hôi lông. Nếu vịt mua ở chợ, bạn cần quan sát lại lớp da để nhổ sạch lông.

an-vit-giai-den-cuoi-thang-7-co-hon-nhung-muon-ngon-thi-phai-nam-bi-quyet-nay-de-thit-vit-khong-bi-hoi-nong-nhe

Nếu tự làm vịt tại nhà, để dễ nhổ lông thì vịt sau khi cắt tiết sẽ được nhúng ngập vào thau nước lạnh có pha giấm và rượu trắng, ngâm trong 10 phút. Sau đó, chuyển vịt vào thau nước ấm 50 độ C và tiến hành nhổ lông vịt.

Khi nhổ nhớ miết tay xuống sát da để không để lại phần chân lông và sạch phần lông tơ của nó.

Rửa vịt – bước khử mùi vô cùng quan trọng

Sau khi đã nhổ sạch lông thì đến bước khử mùi rất là quan trọng nhất. Có 3 cách để khử mùi hôi của vịt.

an-vit-giai-den-cuoi-thang-7-co-hon-nhung-muon-ngon-thi-phai-nam-bi-quyet-nay-de-thit-vit-khong-bi-hoi-nong-nhe

Cách thứ nhất: Lấy muối xát lên da vịt, cắt đôi một quả chanh, tiếp tục xát một lượt quanh vịt, rửa sạch lại với nước và để cho ráo nước trước khi chế biến. Khi luộc cho thêm một lát gừng đập dập vào nồi nước luộc là được.

an-vit-giai-den-cuoi-thang-7-co-hon-nhung-muon-ngon-thi-phai-nam-bi-quyet-nay-de-thit-vit-khong-bi-hoi-nong-nhe

Cách thứ hai: Dùng gừng giã nhuyễn và rượu. Dùng hỗn hợp này bóp vịt thật kỹ thì mùi hôi sẽ không còn, sau đó rửa lại với nước sạch rồi để ráo.

an-vit-giai-den-cuoi-thang-7-co-hon-nhung-muon-ngon-thi-phai-nam-bi-quyet-nay-de-thit-vit-khong-bi-hoi-nong-nhe

Cách thứ ba: Đơn giản hơn với muối và giấm hòa tan vào nhau, xát thật kỹ và nhiều lần cả bên trong và bên ngoài con vịt. Mùi hôi sẽ biến mất, nếu không có giấm thì thay thế bằng chanh cũng rất hiệu quả.

an-vit-giai-den-cuoi-thang-7-co-hon-nhung-muon-ngon-thi-phai-nam-bi-quyet-nay-de-thit-vit-khong-bi-hoi-nong-nhe

Nếu mua vịt làm sẵn ngoài chợ, bạn nên chọn những con vịt nóng, tươi:

Vịt mới mổ còn tươi ngon là lựa chọn tốt nhất. Dùng tay ấn vào thịt vịt thấy rắn chắc là vịt còn tươi.

an-vit-giai-den-cuoi-thang-7-co-hon-nhung-muon-ngon-thi-phai-nam-bi-quyet-nay-de-thit-vit-khong-bi-hoi-nong-nhe

Vịt làm sẵn thường hay bị bơm nước để nặng ký. Vịt bơm nước thì da sẽ căng như bong bóng, thớ thịt dày, ấn trực tiếp vào đùi và lườn vịt sẽ thấy nhũn chứ không chắc, thì bạn đừng nên mua.

an-vit-giai-den-cuoi-thang-7-co-hon-nhung-muon-ngon-thi-phai-nam-bi-quyet-nay-de-thit-vit-khong-bi-hoi-nong-nhe

Bạn không nên chọn vịt non vì thịt không ngon, lại mất nhiều thời gian nhổ lông tơ. Thông thường, vịt non có mỏ to và mềm, còn vịt già mỏ nhỏ, cứng.

Vịt có nhiều loại. Muốn nấu món ngon thì cần chọn loại phù hợp.

Vịt tàu (vịt cỏ): Lông nâu xám, trọng lượng nhẹ, được bày bán nhiều tại các chợ, siêu thị.

an-vit-giai-den-cuoi-thang-7-co-hon-nhung-muon-ngon-thi-phai-nam-bi-quyet-nay-de-thit-vit-khong-bi-hoi-nong-nhe

Thịt vịt tàu ăn không ngán vì ít mỡ, xương mềm, thịt ngọt và mềm. Vịt cỏ không tốn nhiều thời gian chế biến nên bạn nấu món nào cũng ngon.

an-vit-giai-den-cuoi-thang-7-co-hon-nhung-muon-ngon-thi-phai-nam-bi-quyet-nay-de-thit-vit-khong-bi-hoi-nong-nhe

Bún măng vịt - gỏi vịt chấm với chén mắm gừng cay nồng

Vịt xiêm: Lông xanh đen, con lớn khoảng 3 - 4,5kg (loại xiêm cồ). Vịt xiêm thịt dai, nhiều nạc, ăn rất ngon.

an-vit-giai-den-cuoi-thang-7-co-hon-nhung-muon-ngon-thi-phai-nam-bi-quyet-nay-de-thit-vit-khong-bi-hoi-nong-nhe

So với các loại vịt khác, vịt xiêm đắt tiền hơn, thích hợp với các món cần nhiều thời gian chế biến như tiềm, nấu chao, giả cầy, om, hầm…Với cháo vịt, dùng vịt xiêm là ngon nhất.

an-vit-giai-den-cuoi-thang-7-co-hon-nhung-muon-ngon-thi-phai-nam-bi-quyet-nay-de-thit-vit-khong-bi-hoi-nong-nhe

Vịt nấu chao với khoai môn, vị ngọt của thịt quyện với vị béo từ chao

Vịt ta: Lông trắng, con lớn khoảng 3kg. Vịt ta mỡ nhiều, thịt dày, ngọt, dùng nấu cháo không ngon bằng vịt xiêm.

an-vit-giai-den-cuoi-thang-7-co-hon-nhung-muon-ngon-thi-phai-nam-bi-quyet-nay-de-thit-vit-khong-bi-hoi-nong-nhe

Vịt ta dùng kho gừng, sả, nấu chao, kho măng, nấu canh, nướng.

an-vit-giai-den-cuoi-thang-7-co-hon-nhung-muon-ngon-thi-phai-nam-bi-quyet-nay-de-thit-vit-khong-bi-hoi-nong-nhe

Vịt kho gừng đậm đà đưa cơm

Thịt vịt giá trị nhiều hơn bạn nghĩ

Cùng với gà, cá, thịt vịt được xếp vào nhóm "thịt trắng", thuộc nhóm thực phẩm có lượng chất béo bão hòa và cholesterol thấp hơn nhiều so với thịt đỏ. Chất béo trong thịt vịt chủ yếu là axit béo không no, thành phần hóa học của nó gần với dầu ô liu và có tác dụng làm giảm cholesterol.

Trong Đông y, thịt vịt giàu protein, có vị ngọt tính lạnh, có tác dụng dưỡng âm, giải nhiệt, giảm căng thẳng, trị suy nhược thích hợp để ăn vào mùa hè hoặc những ngày trời nóng bức.

Theo GiaDinh