An Giang: Phát hiện và tạm giữ gần 2.000 lon sữa đặc, kem đặc có đường đã quá hạn sử dụng

Mới đây, các nhà nghiên cứu cho thấy, các phân tử không tốt có trong các chất phụ gia có khả năng hoạt động mạnh mẽ, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.

Theo đó, thực hiện Kế hoạch liên ngành số 224/KHLN ngày 12/12/2022 của liên ngành Đội Quản lý thị trường số 3 - Phòng Y tế TP. Long Xuyên về việc Kiểm tra thị trường Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 và Kế hoạch 247/KH-BCĐ ngày 23/12/2022 của BCĐ 389 TP. Long Xuyên về Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán năm 2023, Đoàn kiểm tra liên ngành TP. Long Xuyên tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh Hương Kim Thuận do bà Nguyễn Thị Ngọc Hương làm chủ hộ; Tại địa chỉ số 30, Điện Biên Phủ, phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang. 

an-giang-phat-hien-va-tam-giu-gan-2-000-lon-sua-dac-kem-dac-co-duong-da-qua-han-su-dung

Lực lượng chức năng thu giữ nhiều sản phẩm sữa đặc, kem đặc quá hạn sử dụng 

Qua công tác kiểm tra, đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện hộ kinh doanh Hương Kim Thuận đang trưng bày bán 1.938 lon sữa đặc, kem đặc có đường đã quá hạn sử dụng. Trong đó, 624 lon sữa đặc có đường nguyên kem Dutch Lady có hạn sử dụng đến ngày 07/09/2022 và ngày 08/09/2022; 424 lon kem đặc có đường Hoàn Hảo có hạn sử dụng đến ngày 03/07/2022 và 890 lon kem đặc có đường Mari Farm hạn sử dụng đến ngày 02/12/2022.

Đoàn kiểm tra liên ngành đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng hóa đã quá hạn sử dụng nêu trên; Đồng thời tiếp tục, xác minh làm rõ để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Sữa có thể vẫn an toàn để tiêu thụ trong vài ngày sau ngày hết hạn. Ngày hết hạn trên các sản phẩm thực phẩm và đồ uống liên quan đến chất lượng hơn là sự an toàn của chúng. Uống sữa hỏng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, nhưng thường rất dễ nhận biết khi nào sữa bị hỏng.

Uống một lượng nhỏ sữa hỏng có thể không gây ra triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, thường sẽ tự biến mất. Ví dụ, nó có thể gây đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Tuy nhiên, uống sữa tươi chưa tiệt trùng rất nguy hiểm. Sữa tươi nguyên liệu có chứa các mầm bệnh có hại gây ngộ độc thực phẩm, bao gồm: Campylobacter, Cryptosporidium, E coli, Listeria, Salmonella. 

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10558:2015 (CODEX STAN 281-1971) SỮA CÔ ĐẶC

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sữa cô đặc, được sử dụng trực tiếp hoặc chế biến tiếp theo. Sữa cô đặc là sản phẩm sữa thu được bằng cách loại bỏ một phần nước ra khỏi sữa bằng nhiệt hoặc bằng bất kỳ quy trình nào khác để thu được sản phẩm có thành phần và các đặc tính tương tự. Hàm lượng chất béo và/hoặc protein của sữa có thể được điều chỉnh để phù hợp với các yêu cầu về thành phần quy định trong Điều 3 của tiêu chuẩn này, bằng cách bổ sung và/hoặc loại bớt thành phần sữa mà không làm thay đổi tỷ lệ giữa whey protein và casein của sữa được điều chỉnh.

Theo VietQ