Ăn cá đừng chế biến cá theo cách này vì chỉ "rước độc", có 4 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn

Cá rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên lại không phải là thích hợp cho tất cả mọi người. Thực tế, có một số người nếu ăn cá có thể khiến bệnh của họ trầm trọng hơn.

Theo nghiên cứu được cho thấy, ăn 4-6 khẩu phần cá mỗi tuần (50g mỗi khẩu phần, khoảng 250g mỗi tuần) có thể giảm nguy cơ tử vong sớm, bao gồm tử vong do mọi nguyên nhân và các nguy cơ tử vong cụ thể như tim mạch và bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Ăn nhiều cá có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong do mọi nguyên nhân là do cá chứa nhiều chất dinh dưỡng bảo vệ tim mạch, bao gồm các axit béo không bão hòa đa, vitamin D và selen.

Tuy nhiên, cá rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường sống và có thể tích tụ các kim loại nặng trong cơ thể. Do đó, khi ăn cá bạn cần lưu ý tránh 4 loại cá dưới đây:

Không nên ăn gỏi, cá nấu chưa chín

an-ca-dung-che-bien-ca-theo-cach-nay-vi-chi-ruoc-doc-co-4-nhom-nguoi-nay-duoc-khuyen-cao-khong-nen-an

Ảnh minh họa

 

Ăn cá chưa nấu chín, nó có thể dẫn đến việc nhiễm ký sinh trùng. Tốt nhất khi nấu cá, bạn nhớ đảm bảo cá đã chín hoàn toàn, ngoài ra không nên để cá sống chung vào đĩa với các thực phẩm khác để tránh bị nhiễm khuẩn chéo.

Không ăn cá chiên giòn ở nhiệt độ cao

an-ca-dung-che-bien-ca-theo-cach-nay-vi-chi-ruoc-doc-co-4-nhom-nguoi-nay-duoc-khuyen-cao-khong-nen-an

Ảnh minh họa

 

Tuy hương vị của món cá chiên hấp dẫn hơn nhưng chất dinh dưỡng sẽ bị hao hụt rất nhiều. Cá được chiên rán ở nhiệt độ cao sẽ làm oxy hóa chất béo của thịt cá, sinh ra các gốc tự do, benzopyrene và các chất độc hại khác. Ngoài ra, chất đạm, vitamin, khoáng chất,… của cá sẽ bị phá hủy dưới nhiệt độ cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.

Không ăn cá muối

an-ca-dung-che-bien-ca-theo-cach-nay-vi-chi-ruoc-doc-co-4-nhom-nguoi-nay-duoc-khuyen-cao-khong-nen-an

Ảnh minh họa

 

Cá muối rất giàu nitrite, chỉ cần tiêu thụ 0,3 đến 0,5 gram nitrite cũng đủ gây ngộ độc và hơn 3 gram có thể gây tử vong. Nitrite cũng có thể phản ứng với protein amin để tạo thành nitrosamine. Nitrosamine là một chất gây ung thư cực mạnh và là 1 trong 4 hóa chất gây ô nhiễm chính trong thực phẩm, có thể làm tăng nguy cơ hình thành các bệnh ung thư ở hệ tiêu hóa.

Không ăn các bộ phận có độc

an-ca-dung-che-bien-ca-theo-cach-nay-vi-chi-ruoc-doc-co-4-nhom-nguoi-nay-duoc-khuyen-cao-khong-nen-an

Ảnh minh họa

 

Một số loại cá như cá nóc có chứa độc tố là Tetrodotoxin, tập trung ở trứng cá, ruột, gan, không bị hủy ở nhiệt độ sôi hay phơi khô, sấy. Độc tính của độc tố tăng mạnh vào mùa sinh sản của cá, từ các tháng 2 - 7 trong năm. Người ăn phải cá nóc có độc thường có biểu hiện khó chịu, mệt mỏi, chóng mặt... thậm chí tử vong nếu cấp cứu chậm.

4 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn cá

Bệnh nhân xơ gan

Cá, đặc biệt là các loại cá biển như cá trích, cá ngừ, cá mòi là khắc tinh của người bệnh xơ gan. Bởi những loại cá giàu dinh dưỡng, sống ở tầng sâu có hàm lượng thủy ngân cao sẽ khiến bệnh nặng hơn nếu ăn chúng.

Người bị rối loạn chức năng máu

Những người bị suy giảm tiểu câu, xuất huyết trong, chảy máu cam nếu ăn cá sẽ khiến tình trạng tập kết của tiểu cầu trở nên khó khăn hơn, tăng hiện tượng chảy máu do axit eicosapentaenoic (EPA) trong cá cản trở quá trình này.

Người mắc bệnh lao

Hiện tượng buồn nôn, đau đầu, xung huyết, nổi mẩn, sưng môi, khó thở, huyết áp tăng, thậm chí lá đột quỵ có thể xảy ra nếu những người bệnh lao ăn cá nhiều cùng lúc.

Người đang mắc bệnh gout

Như đã khuyến cáo ở trên, nếu ăn cá khi đói sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout lên. Đương nhiên, việc những người bệnh gout không nên ăn cá cũng là điều dễ hiểu, vì nếu ăn cá sẽ khiến bệnh trở nặng hơn.

Theo GiaDinh