Âm thanh lúc nửa đêm khiến cặp vợ chồng suýt ly hôn, cảnh báo "căn bệnh" nhiều người mắc

Mặc dù là người chồng hoàn hảo trong mắt vợ nhưng Tiểu Trương lại phải đứng trước nguy cơ tan vỡ hôn nhân chỉ bởi vì một chứng bệnh khi ngủ khiến vợ anh rất khó chịu.

Trong mắt mọi cô gái, Tiểu Trương người Thái Châu, Trung Quốc là một anh chàng đẹp trai, rất nỗ lực trong công việc. Tiểu Trương đã có vợ, mọi điểm về Tiểu Trương, người vợ đều rất hài lòng. Tuy nhiên, do Tiểu Trương trong khi ngủ ngáy rất to, điều này khiến cô vợ rất khó chịu và không thể ngủ nổi, đã có lần người vợ muốn ly hôn chỉ vì “tật xấu” này của chồng.

Sau đó, Tiểu Trương đã gặp bác sĩ Hùng Cao Vân, trưởng Khoa Tai mũi họng của Bệnh viện Đồng Đức tỉnh Chiết Giang để khám. Tiểu Trương nói với bác sĩ Hùng: "Thời gian học đại học, tôi có tật xấu là ngáy to khi ngủ, các bạn học trong ký túc xá ý kiến rất nhiều. Mỗi tối, tôi đều phải đợi các bạn học đi ngủ hết mới dám nằm xuống ngủ. Đến bây giờ cũng vì ngủ ngáy mà vợ tôi muốn ly hôn”.

am-thanh-luc-nua-dem-khien-cap-vo-chong-suyt-ly-hon-canh-bao-can-benh-nhieu-nguoi-mac

Chỉ vì tiếng ngáy của chồng mà người vợ muốn ly hôn. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Hùng Cao Vân đã tiến hành kiểm tra tỉ mỉ và phát hiện Tiểu Trương có amidan hai bên một lần, vách ngăn bên trái rõ ràng. Chụp CT xoang mũi và kết quả cho thấy vách ngăn mũi bị lệch và khoang mũi không nhìn thấy bất thường. Bác sĩ Hùng Cao Vân giải thích: "Trong trường hợp này, chúng tôi gọi đó là ngáy đơn giản, xem xét sự mất cân bằng của luồng khí hô hấp vào khoang mũi, nên thực hiện chỉnh sửa vách ngăn mũi."

Bác sĩ Hùng đã phẫu thuật cho Tiểu Trương. Sau một tháng phẫu thuật, kiểm tra lại kết quả tiếng ngáy biến mất, và cũng không còn nghẹt mũi bên trái. Tiểu Trương còn nói: “Bây giờ mối quan hệ giữa 2 vợ chồng vô cùng hòa hợp, tất cả là nhờ bác sĩ Hùng”. Tuy nhiên, bác sĩ Hùng Cao Vân cũng cảnh báo ngủ ngáy là biểu hiện nguy hiểm của hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ?

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một bệnh lý ít người biết, thậm chí có những người mắc bệnh mà không hề hay biết. Nếu không được điều trị kịp thời, hội chứng này sẽ dẫn tới những biến chứng lâu dài ảnh hưởng tới sức khỏe và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Trong khi ngủ, phần cơ họng được nghỉ ngơi, lưỡi và các mô mềm ở hầu họng dãn ra gây tắc nghẽn đường hô hấp trên một phần hoặc hoàn toàn. Khi tắc nghẽn đường hô hấp trên, không khí đi qua vùng nghẽn bị hạn chế làm giảm nồng độ oxy trong máu.

Sự thiếu hụt oxy phát ra tín hiệu đánh thức một phần não để chỉ huy cơ thể thở gây thức giấc ngắn trong khi ngủ. Khi đó, cơ hoành và cơ ngực cần phải làm việc nhiều hơn để đưa không khí qua vùng hẹp đồng thời gây ra tiếng ngáy. Khi hơi thở trở lại bình thường, não quay về trạng thái ngủ và quy trình này lại bắt đầu. Cứ như vậy, quy trình này xảy ra vài lần đến hàng trăm lần trong một đêm tùy thuộc vào mức độ của bệnh và được gọi là hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ.

am-thanh-luc-nua-dem-khien-cap-vo-chong-suyt-ly-hon-canh-bao-can-benh-nhieu-nguoi-mac

Ngáy chính là biểu hiện của hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ

Khi ngủ, cơ thể có nhiều cơ quan chức năng vẫn hoạt động, đặc biệt là các hệ hô hấp và hệ tuần hoàn. Cơ thể bình thường là khi đường thở thông thoáng đảm bảo cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Tuy nhiên, bên cạnh đó có một số cơ quan giảm hoạt động như trương lực cơ và dễ gây tình trạng xẹp đường thở nếu một người có các bệnh lý đi kèm.

Xẹp đường thở khiến không khí đi vào bên trong đường thở làm rung phần hầu họng và gây ra tiếng ngáy. Bình thường khi ngủ, chúng ta không cảm nhận được tiếng ngáy. Thế nhưng, tiếng ngáy xuất hiện trong giấc ngủ và kéo dài là sự bất thường, là biểu hiện của bệnh lý.

Dấu hiệu nhận biết của hội chứng ngưng thở khi ngủ:

- Ngủ ngáy thường xuyên.

- Đau đầu vào buổi sáng khi ngủ dậy.

- Buồn ngủ ban ngày quá mức (ví dụ: ngủ gật trong một buổi họp quan trọng, ngủ gật trong khi đọc sách, xem TV…).

- Đi vệ sinh nhiều vào ban đêm.

Những căn nguyên chính dẫn đến hội chứng ngưng thở khi ngủ:

- Người mắc bệnh béo phì.

- Người có hàm dưới tụt vào trong (móm hay cằm lẹm) dễ gây xẹp đương thở trên.

- Người mắc các căn bệnh mãn tính như: phổi mãn tính, hen phế quản, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, các bệnh lý về thần kinh cơ.

- Người hút thuốc là lâu năm và với tần suất cao có thể mắc phải các bệnh lý về tăng huyết áp, hô hấp, suy tim, đái đường mãn tính có nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên dẫn đến tình trạng tắc nghẽn đường thở.

Theo Khám phá