8 sai lầm khi dọn dẹp nhà cửa khiến càng dọn càng bẩn

Nhiều gia đình cùng nhau dọn dẹp nhà cửa ngày cuối tuần nhưng vô tình vướng phải 8 sai lầm dưới đây khiến nhà không sạch lại rước thêm bệnh.

8 sai làm khi dọn dẹp nhà cửa bạn nên tránh

Lau kính trong ngày nắng ấm

8-sai-lam-khi-don-dep-nha-cua-khien-cang-don-cang-ban

Trong những ngày nắng, ánh mặt trời sẽ làm nước và dung dịch tẩy rửa bốc hơi trước khi bạn hoàn tất việc cọ rửa. Khi đó, kính sẽ có những vết bẩn, vệt đọng của chất tẩy... chứ không trong suốt như bạn nghĩ.

Thường xuyên dùng chổi lông

8-sai-lam-khi-don-dep-nha-cua-khien-cang-don-cang-ban

(Ảnh: Phucnha)

Hiện nay rất nhiều gia đình Việt khi dọn dẹp nhà cửa thường dùng chổi lông để làm sạch bụi bẩn trên các bề mặt đồ nội thất trong nhà. Tuy nhiên, nhiều khảo sát cho thấy chổi lông bên cạnh việc lấy đi bụi bẩn còn có khả năng làm tích trữ lớp lông trên bề mặt. Do đó, nếu bạn thường xuyên sử dụng chổi lông thì ngôi nhà của bạn không thể nào sạch hoàn toàn được, thậm chí còn vấy bẩn hơn lúc chưa dọn dẹp.

Quên làm sạch các dụng cụ cọ rửa

Nếu đặt bàn chải cọ toilet hay dụng cụ làm sạch như chổi, miếng bọt biển, khăn vào vị trí cũ ngay sau khi chà rửa thì vi khuẩn sẽ kẹt lại trong lông bàn chải. Tại đây, chúng có thể sinh sôi lên rất nhanh. Những vi khuẩn đó lại tiếp tục dính lên bề mặt nhà vệ sinh, bề mặt vật dụng vào lần chà rửa tiếp theo.

8-sai-lam-khi-don-dep-nha-cua-khien-cang-don-cang-ban

Cách khắc phục là sau khi dùng, hãy rửa sạch và phơi khô bàn chải cọ toilet, dụng cụ cọ rửa... sau đó mới để lại vị trí cũ.

Lau cả nhà chỉ bằng một chiếc khăn, miếng giẻ

Dù cho bạn có lựa chọn lau nhà bằng dung dịch tẩy rửa thế nhưng việc chỉ dùng một miếng giẻ để lau thì bụi, vi khuẩn vẫn sẽ bị dính từ nơi này sang nơi khác. Ngàn vi khuẩn từ nhà bếp lại theo khăn lau "leo" vào phòng ngủ và ngự trị ở đó sẽ khủng khiếp thế nào.

8-sai-lam-khi-don-dep-nha-cua-khien-cang-don-cang-ban

Cách khắc phục thì quá đơn giản, bạn chỉ cần phân ra mỗi khu vực cần lau dọn như nhà bếp, phòng ngủ, phòng khách, bàn ghế, sàn nhà, mỗi nơi bằng một chiếc khăn lau, miếng giẻ khác nhau là được.

Không làm sạch máy hút bụi

8-sai-lam-khi-don-dep-nha-cua-khien-cang-don-cang-ban

Bạn sử dụng máy hút bụi để làm sạch nhà cửa, nhưng bạn có làm sạch máy hút bụi không? Rác, bụi bị nén lại trong máy lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng vận hành. Vì thế, để đảm bảo tuổi thọ của máy hút bụi, hãy nên loại bỏ rác, tóc, bụi khỏi túi lọc sau mỗi lần sử dụng.

Lau chùi sàn nhà không đúng cách

Khi chà rửa bề mặt sàn nhà, chúng ta thường có thói quen đổ xà phòng ra nền nhà rồi lau chùi ngay sau đó. Tuy nhiên, nhiều ý kiến từ các chuyên gia cho rằng tốt hơn hết bạn nên để xà phòng trên nền nhà một thời gian, sau đó mới tiến hành lau chùi. Lý do là vì nếu bạn đổ xà phòng xuống rồi lau chùi ngay, lớp bẩn trên nền đất chỉ mất đi một phần.

Phun chất tẩy rửa trực tiếp lên bề mặt

Có một sự thật mà không phải ai cũng biết đó là việc bạn phun chất tẩy rửa trực tiếp lên mặt kính, mặt bàn và các món đồ nội thất khác có thể khiến dung dịch này tích tụ trên bề mặt chặt hơn. Lý do là bởi bụi gặp chất lỏng sẽ dễ bám vào bề mặt vật dụng hơn.

8-sai-lam-khi-don-dep-nha-cua-khien-cang-don-cang-ban

Thay vì xịt trực tiếp lên nội thất, bạn hãy xịt dung dịch làm sạch lên một tấm vải và dùng tấm vải đó để lau đồ đạc. Cách làm này không chỉ giúp tiết kiệm chất rửa mà còn ngăn vết bẩn đọng lại.

Lau nhà mỗi ngày nhưng chỉ lau kệ, tủ tuần một lần

Thói quen này vô tình khiến nhà tích lũy ngày càng nhiều bụi bẩn. Một chu trình khoa học là lau giá, kệ trước, sau đó tới các bàn, ghế, sofa, và cuối cùng mới là lau sàn.

Theo GiaDinhVietNam