7 thói quen trong nhà tắm mang lại tác hại khủng khiếp nhưng ít người biết

Không ít người trong chúng ta vì thói quen hoặc vô tình mà đang sử dụng nhà tắm sai cách. Về lâu dài, tình trạng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí gây bệnh.

1. Không đóng cửa nhà tắm

7-thoi-quen-trong-nha-tam-mang-lai-tac-hai-khung-khiep-nhung-it-nguoi-biet

Đa số các bạn đều cho rằng mở cửa cho nhà tắm thông thoáng là tốt. Thế nhưng nhà tắm vốn là nơi có mùi khó chịu, và nhiều vi khuẩn.

Do đó tốt nhất bạn chỉ nên mở cửa sổ phòng tắm hay mở quạt thông gió giúp nhà tắm luôn khô ráo và thoáng mát, nhưng không khiến vi khuẩn ẩm mốc xâm nhập vào các gian phòng khác.

2. Nhấn nút xả nước mà chưa đậy nắp

7-thoi-quen-trong-nha-tam-mang-lai-tac-hai-khung-khiep-nhung-it-nguoi-biet
 

Nếu không đậy nắp mà nhấn nút bồn cầu sau khi sử dụng thì có thể làm các hạt phân nhỏ bắn vào không khí, thậm chí là bay xa đến 1,8 mét, Reader’s Digest trích dẫn nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Arizona (Mỹ).

Do đó, để đảm bảo vệ sinh, mọi người hãy đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước.

3. Dùng tăm bông làm sạch tai

7-thoi-quen-trong-nha-tam-mang-lai-tac-hai-khung-khiep-nhung-it-nguoi-biet

Ráy tai thực chất là lớp màng bảo vệ tự nhiên tốt nhất chống lại bụi bẩn. Nhai và nói chuyện giúp hàm di chuyển ráy tai từ trong ra ngoài. Nhưng nếu bạn sử dụng tăm bông có thể ảnh hưởng đến quá trình đào thải tự nhiên của cơ thể, thậm chí vô tình đẩy ráy tai vào sâu bên trong hơn. Vì vậy các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên bạn nên hạn chế tối đa thói quen làm sạch tai này.

4. Sử dụng chung khăn tay

7-thoi-quen-trong-nha-tam-mang-lai-tac-hai-khung-khiep-nhung-it-nguoi-biet

Những chiếc khăn giấy dùng một lần có khả năng kiểm soát sự lây lan của vi khuẩn tốt hơn khăn tay vải dùng đi dùng lại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa có thói quen sử dụng khăn giấy (chưa kể, khăn giấy là sản phẩm không bảo vệ môi trường). Nếu vậy, bạn cần giặt khăn tay vải ít nhất một lần một tuần (thường xuyên hơn nếu nhà có trẻ nhỏ).

Có một vài nhà vệ sinh công cộng được trang bị máy sấy tay, nhưng việc làm này không được xem là hợp vệ sinh. Nghiên cứu cho thấy các loại máy sấy này có thể phân tán vi khuẩn khắp phòng, ngay cả trên bàn tay vừa rửa sạch. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên để chất khử trùng tay trong ví mọi lúc.

5. Dùng lại khăn tắm nhiều lần

7-thoi-quen-trong-nha-tam-mang-lai-tac-hai-khung-khiep-nhung-it-nguoi-biet

Môi trường ẩm ướt trong sợi vải của khăn tắm là điều kiện thuận lợi nhất để vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Vì thế khi bạn đã tắm sạch nhưng lại dùng một chiếc khăn không còn đảm bảo thì vi khuẩn sẽ trở lại cơ thể bạn. Thậm chí nếu cơ thể có những vết thương hở, bạn có thể bị lây nhiễm vi khuẩn, virus vào trong.

Theo tiến sĩ Elizabeth Scott, Giám đốc trung tâm Simmons College về vệ sinh và sức khỏe, chúng ta nên giặt khăn mỗi ngày nếu là khăn dùng chung và một lần mỗi tuần khi bạn là người dùng duy nhất. Sau khi lau người, khăn tắm cần phơi khô dưới trời nắng.

6. Ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu

7-thoi-quen-trong-nha-tam-mang-lai-tac-hai-khung-khiep-nhung-it-nguoi-biet

Một số người có thói quen tranh thủ thời gian đi vệ sinh để đọc sách hoặc sử dụng điện thoại. Nhưng thói quen này thường gây ra nguy cơ phổ biến nhất là khiến bạn mắc bệnh trĩ do vị trí ngồi đặt nhiều áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới khiến chúng sưng hoặc phồng lên.

7. Bàn chải đánh răng để gần bồn cầu

7-thoi-quen-trong-nha-tam-mang-lai-tac-hai-khung-khiep-nhung-it-nguoi-biet

Bạn có để ý không? Phần lớn các gia đình đều đặt bàn chải đánh răng quá gần bồn cầu (chỉ trong khoảng bán kính 2m). Theo nghiên cứu của đại học Harvard Gazette, khi chúng ta xả nước bồn cầu, các hạt phân tử phân sẽ bắn tung tóe tối đa 2 mét. Điều đó có nghĩa rằng nếu bàn chải đánh răng của bạn quá gần bồn cầu, chúng sẽ phải hứng những thứ kinh khủng mỗi ngày.

Lời khuyên dành cho bạn là nên đóng nắp bồn cầu trước khi xả nước, thường xuyên rửa sạch và thay thế bàn chải đánh răng. Để nơi thông thoáng, cao ráo sau mỗi lần sử dụng bàn chải.

Theo GiaDinh