7 nhóm người cần cảnh giác với nguy cơ bị các cục máu đông, dấu hiệu nhận biết rất dễ bị bỏ qua

Khó thở, khu vực bị ảnh hưởng đổi màu da, đau đớn, sưng... là các biểu hiện cần đề phòng của cục máu đông.

Cục máu đông có hình dạng như khối thạch giống như máu xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể: chân, tay, các động mạch, tĩnh mạch, phổi, bụng…

Cục máu đông có tác dụng cầm máu khi cơ thể bị thương hoặc chảy máu giúp cơ thể không bị mất máu quá nhiều. Sau khi vết thương lành, các cục máu đông đa số tự vỡ và biến mất. 

Tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt, do cơ thể không có khả năng tự giải quyết các cục máu đông nên dễ dẫn đến nguy cơ chúng được hình thành ở bên trong mạch máu. Tích tụ lâu dần sẽ gây nên nguy cơ ách tắc mạch máu, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não…

Ngoài ra, số ít các trường hợp các cục máu đông cũng có thể đến một số bộ phận khác trong cơ thể như: thận, ruột và mắt…

7-nhom-nguoi-can-canh-giac-voi-nguy-co-bi-cac-cuc-mau-dong-dau-hieu-nhan-biet-rat-de-bi-bo-qua

Ảnh minh họa

7 nhóm người cần cảnh giác với nguy cơ bị các cục máu đông?

- Người béo phì có nồng độ Cholesterol trong máu cao, nhất là cholesterol xấu, người bệnh ung thư.

- Người mắc các vấn đề tim mạch: hẹp mạch máu, giãn tĩnh mạch, rung nhĩ…

- Gia đình và người thân từng bị hình thành cục máu đông bất thường.

- Người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, COVID-19.

- Người có chế độ ăn thiếu lành mạnh, nhiều chất béo.

- Người lười vận động, hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia.

- Người già từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn.

4 triệu chứng cảnh báo cục máu đông ai cũng cần biết

7-nhom-nguoi-can-canh-giac-voi-nguy-co-bi-cac-cuc-mau-dong-dau-hieu-nhan-biet-rat-de-bi-bo-qua

Ảnh minh họa

 Khó thở 

Huyết khối tĩnh mạch sâu là cục máu đông trong tĩnh mạch, thường xuất hiện ở chân.Khi cục máu đông rời khỏi chân và bắt đầu di chuyển đến phổi, bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở và ho nặng. Điều này xảy ra khi lưu lượng máu qua phổi giảm đột ngột, do đó làm giảm lượng máu đến các cơ quan lân cận. 

Đôi khi, bệnh nhân ho ra máu hoặc bị đau tức ngực và chóng mặt, phải đến bệnh viện cấp cứu ngay.

Sưng tấy

Khi làm chậm hoặc ngừng dòng chảy của máu, cục máu đông có thể tích tụ trong mạch và làm cho khu vực đó sưng lên. 

Nếu tình trạng xảy ra ở cẳng chân hoặc bắp chân, đó thường là dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu. Nhưng cũng có trường hợp, cục máu đông xuất hiện ở cánh tay hoặc bụng.

Ngay cả sau khi cục máu đông biến mất, cứ ba người thì có một người vẫn bị sưng, đôi khi đau và lở loét do mạch máu tổn thương.

Đổi màu da 

Chân của một người hoặc khu vực bị ảnh hưởng, có thể chuyển sang màu đỏ hoặc xanh lam khi xuất hiện tình trạng huyết khối. Cũng có trường hợp da chuyển sang tông màu trắng, cảnh báo điều gì đó bất ổn. 

Những thay đổi về màu da, chẳng hạn như chuyển sang tái nhợt, đỏ, xanh hoặc tím là dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu.

Đau đớn 

Các triệu chứng của cục máu đông bao gồm đau nhói hoặc chuột rút. Cảm giác khó chịu ở chân có thể giống như cơ bị kéo, căng tức hoặc đau nhức. Khu vực bị ảnh hưởng có thể cảm thấy ấm khi chạm vào.

Theo GiaDinh