6 sự thật về smarphone mà người dùng đã bỏ lỡ!

Hết pin là phải sạc đầy 100%, đợi pin đầy là phải rút ngay,... Xin thưa, đây là năm 2018 và bạn cần cập nhật lại ngay những điều cơ bản dưới đây nếu không muốn chiếc smartphone yêu quý sớm "về hưu".

6 sự thật về smarphone mà người dùng đã bỏ lỡ!

1. Không cần chờ sạc đầy 100%, rút ra sử dụng luôn cũng được!

Thứ nhất, khác với pin nicken-cadmium thời xưa, pin lithium-ion thời nay không "ghi nhớ" thời lượng tối đa của những thói quen và chu kỳ lần sạc trước đó. Vì vậy, chiếc smartphone mới tinh vừa mua cũng thoải mái lấy ra sử dụng như thường mà không lo lúc đó pin chỉ còn 50% đi nữa.

Thứ hai, những nghiên cứu của Battery University (một trang tổng hợp kiến thức hàn lầm về Pin do 1 hãng sản xuất pin xây dựng) cho thấy loại pin Lithium-ion không cần thiết hay không nên sạc đầy hẳn tới 100% bởi lẽ, theo lý thuyết pin Lithium-ion sẽ tăng dần điện áp từ 3,8 cho tới 4,2V sau khi được sạc đầy nhưng với điện áp càng cao, chất hóa học trong pin sẽ càng phản ứng nhanh hơn dẫn tới nhanh lão hóa hơn so với mức điện áp thấp.

6 sự thật về smarphone mà người dùng đã bỏ lỡ!

Chính vì lý do đó mà người ta cho rằng Pin Li-ion sẽ có tuổi thọ cao nhất khi duy trì pin ở mức < 100%.

2. Cắm sạc qua đêm cũng chẳng sao cả!

Nhiều người cho rằng, khi sạc điện thoại qua đêm, hay không rút sạc khi pin đầy sẽ làm giảm tuổi thọ của pin điện thoại. Tuy nhiên, chưa có bất kì bằng chứng nào cho thấy điều đó. Mặt khác, hiện nay, hầu hết các thiết bị đều sử dụng pin Lithium-ion và nó đủ thông minh để tự ngắt nguồn khi sạc đầy. Vì vậy, bạn không còn phải lo lắng về vấn đề này nhé!

6 sự thật về smarphone mà người dùng đã bỏ lỡ!

Sạc qua đêm nay đã không còn đáng sợ như trước.

Tuy nhiên, vẫn còn một yếu tố nhỏ nữa khiến cho cơ chế này chưa được hoàn hảo: Nhiệt độ ảnh hưởng tới pin, khiến tuổi thọ pin giảm đi nhanh hơn. Với các smartphone hiện nay, sau khi nạp đầy 100% pin sẽ tự động ngừng sạc nhằm ngăn ngừa các thiệt hại cho pin, song lại không ngăn được pin sinh nhiệt. Đối với nguồn năng lượng dự trữ như pin, bất kể nhiệt độ cao hay thấp quá so với mức lý tưởng (20-30 độ C) đều sẽ gây hại.

Theo BatteryUniversity, việc giữ pin trong khoảng 40% đến 80% sẽ giúp tối ưu chất lượng viên pin thay vì sạc đầy 100%. Thông thường, các smartphone mất khoảng 2-3 giờ để nạp đầy nên việc sạc qua đêm sẽ không tối ưu cho tuổi thọ pin.

3. Đừng chờ pin yếu mà có thể sạc mọi lúc

Điều này cũng khá phổ biến đối với người dùng. Nhiều người khuyên nên xả kiệt pin điện thoại trước lần sạc tiếp theo. Tuy nhiên, đó chưa phải là cách làm tốt nhất, với pin Lithium-ion bạn hãy luôn cắm sạc mỗi khi có thể và thực hiện nó nhiều lần trong ngày. Việc làm này sẽ giúp viên pin của bạn hoạt động ổn định và bền bỉ với thời gian hơn.

6 sự thật về smarphone mà người dùng đã bỏ lỡ!

 Tránh để điện thoại sập nguồn mới sạc

4. Sạc từng ít một, bất cứ khi nào có thời gian

Thói quen sạc dài một lần phải đầy ắp 100% đã lỗi thời y như tuổi đời của những loại pin ngày xưa, khi mà pin lithium-ion giờ đây đã khắc phục hoàn toàn điểm yếu đó. Hơn nữa, chính việc rút/cắm sạc thường xuyên, hoặc sạc theo quãng ngắn ngay khi rảnh tay mà không cần đầy hẳn lại sẽ... giúp ích nhiều hơn cho pin lithium-ion vì chúng kéo dài chu kỳ sạc/xả. 

6 sự thật về smarphone mà người dùng đã bỏ lỡ!

Cắm và rút sạc nhiều lần không hề làm giảm tuổi thọ pin

Ví dụ lần đầu bạn sạc đến 50% và sử dụng tới hết pin hay một mức nào đó thì lần cắm sạc tiếp theo bạn phải sạc đủ 1 lượng 50% pin nữa mới tính là một chu kỳ (100%). Trong khi đó, nếu cứ dùng gần hết sạch pin như lề thói cũ rồi lại sạc đầy hoàn toàn, điều đó chẳng khác gì 1 chu kỳ đúng, lặp lại vài trăm lần nhanh chóng như vậy là quá đủ để pin chai đáng kể.

5. Tắt Wi-Fi, 3G, Bluetooth... giúp tăng thời lượng pin

Một trong những cách mà nhiều người muốn tiết kiệm pin trên smartphone thường hay áp dụng đó là tắt đi các kết nối khi không cần thiết như Wi-Fi, 3G, GPS, Bluetooth. Điều này không hoàn toàn chính xác và chỉ đúng một phần. Thực chất, chính việc thu phát sóng liên lạc thông thường của nhà mạng còn tốn pin hơn nhiều so với Wi-Fi và Bluetooth.

Điều này càng thể hiện rõ hơn ở những vùng sóng yếu/không có sóng của nhà mạng, khi điện thoại sẽ phải tăng năng suất thu phát tín hiệu lên nhằm liên tục tìm kiếm nguồn sóng xung quanh. Khi đó, hãy lưu ý xử lý tắt nguồn tạm thời hoặc tìm vị trí bắt sóng lý tưởng hơn nhằm tránh hao tốn pin vô nghĩa.

Mặt khác, khi các kết nối Wi-Fi, GPS, Bluetooth được bật lên tự động, chúng không làm tiêu hao pin mà chính những ứng đang chạy và đang sử dụng các kết nối này mới là nguyên nhân đốt pin trên điện thoại của bạn. Thế nên thay vì tắt đi tất cả các kết nối, người dùng cần kiểm tra lại các ứng dụng có sử dụng những kết nối này. Lời khuyên dành cho các bạn đó là chỉ nên cài đặt những ứng dụng thực sự cần thiết và phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình để tránh tiêu hao một phần thời lượng pin gây ra bởi các kết nối không cần thiết.

6. Và cuối cùng: Pin chắc chắn sẽ bị chai theo thời gian, không thể nào giữ mãi một chất lượng tốt nhất!

Dù đã hóa giải khá nhiều nhược điểm cũ, nhưng pin lithium-ion không phải là bất tử. Thông thường, pin sẽ chai đi 30% sau khoảng 2-3 năm sử dụng hoặc sau hơn 300-500 chu kỳ sạc/xả, tương đương với việc dung lượng tối đa khi đó chỉ là 70% so với lúc mới tinh vừa xuất xưởng (xét theo điều kiện dùng smartphone điều độ, không quá tải nhiều lần thường xuyên).

Có thể nhiều hơn đối với những dòng cao cấp, nhưng việc bị chai thì chắc chắn không thể tránh khỏi. Vì vậy, cái gì đến sẽ đến, bạn không thể đòi hỏi một chiếc pin "chinh chiến" trường kỳ với thời gian.

6 sự thật về smarphone mà người dùng đã bỏ lỡ!

Pin bị chai theo thời gian là điều không thể tránh khỏi

Công nghệ là không ngừng được cải tiến. Vì vậy việc bạn chưa kịp nắm được những điều này cũng không có gì khó hiểu. Tuy nhiên ngay sau khi đọc bài viết này thì hãy ngay lập tức thay đổi những quan niệm cũ về việc sạc pin nhé.

Ảnh: Internet

Theo Bestie