4 thực phẩm không ngọt nhưng ăn vào sẽ khiến đường huyết tăng vọt, người trẻ cũng phải chú ý!

Triệu chứng tăng đường huyết thường phát triển chậm trong vài ngày hoặc vài tuần. Lượng đường trong máu ở mức cao càng lâu thì các triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Đường huyết là một trong những chỉ số rất quan trọng đối với cơ thể người. Nếu đường huyết quá thấp có thể gây mệt mỏi, hôn mê, còn đường huyết quá cao sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường, kéo theo vô số biến chứng nguy hiểm cho tim mạch, thị lực, thậm chí còn thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Không chỉ người cao tuổi mà ngay cả những người trẻ cũng cần quan tâm đến chỉ số đường huyết. Bằng cách tăng cường vận động, ăn uống khoa học, đặc biệt không tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm chứa nhiều đường... có như vậy chúng ta mới có thể kiểm soát được lượng đường trong máu.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mức đe dọa tăng đường huyết không không phải đong đếm qua độ ngọt của thực phẩm. Có những thực phẩm không ngọt nhưng người mắc bệnh tiểu đường ăn vào đường huyết sẽ tăng cao vọt. Điển hình nhất là các món dưới đây:

4-thuc-pham-khong-ngot-nhung-an-vao-se-khien-duong-huyet-tang-vot-nguoi-tre-cung-phai-chu-y

Ảnh minh họa

Gạo nếp

Gạo nếp không ngọt, nhưng chúng vẫn làm tăng đường huyết vì có chứa lượng bột đường rất cao. Khi bạn tiêu thụ gạo nếp, những chất bột đường này sẽ chuyển hóa thành calo và đường, rồi nhanh chóng đi vào mạch máu. Điều đó khiến lượng đường trong máu tăng nhanh.

Khoai tây

Nhiều người nghĩ rằng khoai tây là một loại rau củ, không có vị ngọt vì thế nó không liên quan gì đến chuyện tăng đường huyết nên cứ yên tâm ăn thật nhiều. Thực tế, khoai tây là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, khi vào cơ thể số tinh bột này sẽ chuyển hóa thành đường glucose và carbohydrate, những chất này sẽ nhanh chóng được hấp thụ vào máu, có thể hàm lượng đường tăng quá cao trong máu.

Đồ chiên

Ăn đồ chiên rán trong thời gian dài có thể khiến chất béo tồn đọng trong cơ thể và gây ra tình trạng béo phì. Trong khi đó, béo phì làm gia tăng nguy cơ tiểu đường, bởi béo phì sẽ dẫn đến khả năng phân hủy và trao đổi chất trong cơ thể thấp, khiến mạch máu xuất hiện mỡ, tốc độ lưu thông của mạch máu kém và dẫn đến tăng đường huyết.

Nội tạng động vật

Người bệnh tiểu đường không nên ăn nội tạng động vật... vì chúng có chứa lượng chất béo cao. Sau khi tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết insulin, không có lợi cho việc điều hòa lượng đường trong máu.

3 vị trí ngứa trên cơ thể cảnh báo đường huyết đang tăng cao

4-thuc-pham-khong-ngot-nhung-an-vao-se-khien-duong-huyet-tang-vot-nguoi-tre-cung-phai-chu-y

Ảnh minh họa

 Ngứa da, ngứa đầu

Bệnh nhân tiểu đường do có lượng đường trong máu cao nên tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, trong khi đó da không được cung cấp dinh dưỡng từ máu nên dễ bị tổn thương. Vì những nguyên nhân trên nên bệnh nhân thường bị những bệnh nhiễm trùng da, viêm chân tóc, viêm chân lông... gây ngứa da nghiêm trọng.

Ngứa chân

Ngứa chân là một trong những dấu hiệu điển hình khi lượng đường trong máu. Theo các chuyên gia nội tiết, khi đường huyết tăng, cơ thể sẽ bị mất nước và giảm tưới máu nuôi dưỡng da. Cộng thêm các dây thần kinh bị tổn thương khiến quá trình bài tiết mồ hôi ở da rối loạn, gây khô da, ngứa ngáy rất nhiều, đặc biệt là ở vùng da chân.

Ngứa tai

Khi lượng đường huyết trong cơ thể dần tăng cao sẽ kích thích tuyến bã nhờn và chất nhờn tiết ra một lượng lớn ráy tai nên tai sẽ thường xuyên bị ngứa. Nhiều bệnh nhân tiểu đường chủ quan, bỏ qua dấu hiệu này nên đã không kịp thời điều trị bệnh ở giai đoạn sớm. Do vậy, nếu tình trạng ngứa tai thường xuyên xảy ra, ngày càng nặng nề thì bạn nên thử lượng đường huyết của mình.

Theo GiaDinh