3 mẹo độc đáo, đơn giản trị bệnh khó nói hiệu quả

Chỉ với 3 mẹo đơn giản bỏ túi này nhưng rất hiệu quả cho những người chẳng may mắc, hoặc tái phát bệnh khó nói. Mẹo rất hiệu quả, tiết kiệm, lại đơn giản mà trên mạng không có.​

1. Trị đau dạ dày (còn gọi là công thức 2-3-7)

Đau dạ dày là bệnh lý khá phổ biến, do nhiều nguyên nhân, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Dấu hiệu đau dạ dày là người bệnh có cảm giác cồn cào hoặc đau rát (khó tiêu) ở bụng trên, một số người mô tả như có vị chua hoặc nóng rát dạ dày. Người bệnh khó chịu vì buồn nôn, chán ăn, ợ hoặc trướng bụng, cảm giác đầy vùng bụng trên sau khi ăn...

Khi có các dấu hiệu trên, hãy dùng bài thuốc sau:

- 2 quả táo mèo ( khô )

- 3 quả táo tàu

- 7 hạt tiêu Bắc

Cho mấy loại quả hạt trên vào máy xay nhuyễn (hoặc giã mịn), chia làm ra để dùng dần trong ngày. Nam dùng rượu (nữ dùng dấm) để uống thuốc mỗi lần. Một ngày uống 2-3 lần. Uống liền 7 ngày sẽ thấy rất hiệu quả.

3-meo-doc-dao-don-gian-tri-benh-kho-noi-hieu-qua

Bị đau dạ dày rất khó chịu. Ảnh minh họa.

2. Đau gót chân, gai gót chân

Bị đau gót chân, gai xương gót chân do các cơ gân và dây chằng thoái hóa dần theo thời gian - nhất là với những người béo phì, người phải đứng nhiều, thường xuyên khiêng vác nặng và người ở tuổi trung niên... gây viêm gân gan bàn chân, dẫn đến cựa gót chân, gai gót chân. Đây là hiện tượng cơ thể bồi phụ một lớp canxi mới bọc quanh gân gan chân khi bị viêm, kết quả là hình thành sụn xương nhỏ ở mặt dưới gót chân, còn được gọi là gai xương gót.

Cách làm như sau:

- 1 nắm tóc rối (hoặc tóc cắt bỏ đi)

- 1 nắm lá ngải cứu tươi.

Châm lửa đốt tóc thành than (tóc đốt thành than trong Đông y được coi là một vị thuốc, gọi là Huyết Dư Thán). Trải lá ngải cứu ra đất, rồi cuộn cả than tóc và lá ngải cứu lót dưới đế giày bên gót chân bị đau... để đi hàng ngày tới khi khỏi. Nếu dùng 1 lần khỏi ngay thì thôi, nhưng nếu chưa khỏi thì 1 tuần nên thay mới lót lá ngải cứu - tóc. Người bị bệnh nặng có thể phải thay lót lá ngải - than tóc 2-3 lần.

Cách trị đau gót chân, gai chân này rất hay và hiệu quả. Nếu không khỏi thì bạn nên đi chụp phim X-quang để xác định, vì còn có thể do những tổn thương khác như viêm xương, gẫy xương, u xương gót hay áp-xe phần mềm tại chỗ...

3-meo-doc-dao-don-gian-tri-benh-kho-noi-hieu-qua

Đồ hình gây đau gót chân. Ảnh minh họa.

3. Ngứa hậu môn

Ngứa hậu môn khiến người bệnh lúng túng và khó chịu bởi là một trong những bệnh khó nói ra với người thân, và có khi cả với bac sĩ. Nguyên nhân thì nhiều, có thể do cọ xát của quần áo, tiếp xúc với vật lạ, vùng hậu môn ẩm ướt do ra mồ hôi quá nhiều, hay lau quá nhiều với giấy vệ sinh, hoặc chà kỹ với xà phòng rồi không rửa sạch hết xà phòng... sẽ làm tăng thêm chứng ngứa hậu môn. Người cao tuổi bị khô da trong và xung quanh hậu môn cũng có thể gây ngứa dai dẳng, dữ dội, và họ càng không dễ kể về cái chứng bệnh khó nói này.

Hoặc do hóa chất gây kích thích ở một số loại đồ ăn thức uống (như gia vị, nước xốt nóng, chocolate, rượu, cà chua và hoa quả họ cam quýt, bao gồm sữa hoặc thức uống có caffein, có thể gây ra tiêu chảy và tiếp theo là ngứa hậu môn). Hoặc do một tác dụng phụ của thuốc, trẻ em nhiễm ký sinh trùng (giun kim) có thể gây ra ngứa hậu môn dai dẳng. Đôi khi do liên quan đến sự lo lắng, căng thẳng, do khối u… mà gây ngứa hậu môn mà thành bệnh khó nói.

Hầu hết ngứa hậu môn không yêu cầu chăm sóc y tế, nhưng người bệnh khó nói với mọi người. Vì vậy khi ai đó gãi không được, bôi thuốc không khỏi vì bệnh khó nói hãy dùng mẹo sau:

- Lấy 1-2 cái đầu lọc thuốc lá (tóp thuốc lá), ngâm vào dấm 2 tiếng, sau đó nhét vào hậu môn, cái ngứa sẽ dịu nhanh. Sau vài tiếng thì bỏ đi. Nếu chưa hết ngứa thì dùng tiếp cái khác.

Hầu hết các trường hợp ngứa hậu môn là do một vấn đề vô hại, nhưng người bệnh cần đi khám bác sĩ để được điều trị nếu tình trạng ngứa hậu môn nặng hơn, kéo dài lâu hơn vài tuần, hay có chảy máu, ngứa dai dẳng…

Theo GiaDinh