3 bước xử trí nhanh, cứu nguy khi bị hạ đường huyết đột ngột

Hạ đường huyết thường dễ xảy ra ở người tiểu đường uống thuốc hạ đường huyết quá liều, ăn kiêng hay vận động quá mức... Đây là một tình trạng cấp tính rất nguy hiểm, không ít trường hợp bị hạ đường huyết nhập viện trong tình trạng hôn mê, nguy kịch.

Nguy hiểm khôn lường khi người tiểu đường bị hạ đường huyết đột ngột

Theo các chuyên gia y tế: Hạ đường huyết xảy ra khi đường huyết hạ xuống thấp hơn so với mức bình thường (dưới 3.9 mmol/l). Khi đó cơ thể sẽ biểu hiện các triệu chứng thần kinh như rối loạn nhịp tim, mệt lả, chóng mặt, vã mồ hồi, lạnh, co giật, hôn mê sâu, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu đúng cách, kịp thời. Nguyên nhân là do tế bào não sử dụng đường để hoạt động, khi lượng đường huyết trong cơ thể xuống thấp sẽ không đủ năng lượng cung cấp cho tế bào, dẫn đến tình trạng trên.

3-buoc-xu-tri-nhanh-cuu-nguy-khi-bi-ha-duong-huyet-dot-ngot
 

Theo các chuyên gia y tế, khi người bệnh có những dấu hiệu vã mồ hôi, bủn rủn chân tay, mất thăng bằng, tim đập nhanh…cần nhanh chóng xử lý theo 3 bước sau:

3 bước xử trí nhanh cơn hạ đường huyết, cứu sống người bệnh

Bước 1: Kiểm tra ngay chỉ số đường huyết

Trước hết, người bệnh và gia đình cần chẩn đoán chính xác tình trang bệnh bằng cách đo đường huyết để có phương án xử lý cho phù hợp. Đường huyết xuống dưới 3.9 mmol/l nghĩa là người bệnh đã bị hạ đường huyết quá mức.

- Biểu hiện hạ đường huyết nhẹ: mệt đột ngột, run, tim đập nhanh, vã mồ hôi; lo lắng bứt rứt, chóng mặt, đau đầu; cảm giác đói cồn cào…

- Biểu hiện hạ đường huyết nặng: lú lẫn, mất ý thức, co giật, hôn mê sâu…

3-buoc-xu-tri-nhanh-cuu-nguy-khi-bi-ha-duong-huyet-dot-ngot
 

Bước 2: Bổ sung 15g đường khẩn cấp

Trong trường hợp này, hãy để người bệnh ngồi xuống, nghỉ ngơi tại chỗ và bổ sung ngay tối thiểu 15g đường vào cơ thể bằng một trong các cách sau: uống 100ml nước ấm đã hòa tan 3 thìa café đường hoặc 1 ly sữa ấm có đường sau đó có thể ăn thêm 4 – 5 miếng bánh quy; 1 vài viên kẹo ngọt…..

Sau 15 phút bạn cần đo lại đường huyết. Nếu mức đường vẫn thấp, cần tiếp tục bổ sung từ 15g – 20g đường nữa và gọi đến sự hỗ trợ của bác sĩ.

Bước 3: Gọi cấp cứu ngay trong trường hợp hạ đường huyết mức độ nặng

Đối với các trường hợp nặng, người bệnh mê man, lú lẫn, mất ý thức: Để người bệnh nằm nghiêng, quấn quanh thìa bằng một chiếc khăn dày, sau đó cho vào miệng người bệnh, đề phòng trường hợp bệnh nhân co giật, cắn vào lưỡi. Sau đó, gọi ngay cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý, không cho người bệnh ăn uống bất cứ thứ gì để tránh gây nghẽn đường thở.

3-buoc-xu-tri-nhanh-cuu-nguy-khi-bi-ha-duong-huyet-dot-ngot

Phòng ngừa hạ đường huyết quá mức, người tiểu đường cần chú ý gì?

1.Chế độ ăn uống, luyện tập

- Cần ăn uống điều độ, đúng giờ, không quá kiêng khen. Đặc biệt, không nên uống rượu khi đói.

- Cần chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, không bỏ bữa, nhất là bữa sáng.

- Duy trì chế độ tập luyện thể lực điều độ, nên mang sẵn những thứ như kẹo ngọt để khi có dấu hiệu hạ đường huyết cần sử dụng ngay.

2. Kiểm tra đường huyết thường xuyên

Cần kiểm tra đường huyết thường xuyên để điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp, tránh trường hợp uống thuốc quá liều, gây nguy cơ hạ đường huyết.

3. Chủ động kiểm soát đường huyết

Để tránh hạ đường huyết quá mức, xu hướng hiện nay các chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên kết hợp Tây y với các sản phẩm viên uống có nguồn gốc thảo dược trong quá trình điều trị, giúp quá trình ổn định đường huyết hiệu quả hơn, tránh hạ đường huyết đột ngột.

Theo GiaDinh